(Trích)
Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Tiết 128 - 129
I. Đọc- tìm hiểu chung
1.Tác giả:


Nhà văn Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê (Bút danh khác: Vũ Thị Mến)
- Tên khai sinh: Lê Minh Khuê, sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949.
Quê: xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Lê Minh Khuê tham gia đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng ấy đã tạo cảm hứng cho những sáng tác của chị sau này. Năm 1969 chị là phóng viên báo Tiền Phong. Năm 1973 – 1977 phóng viên Đài phát thanh giải phóng và sau đó là Đài truyền hình Việt Nam. Từ 1978 đến nay, nhà văn Lê Minh Khuê là biên tập viên văn học nhà xuất bản Hội nhà văn. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1980).
- Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn, 1984); Đoàn kết (truyện ngắn, 1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Một chiều xa thành phố (truyện ngắn, 1987); Em đã không quên (tiểu thuyết 1990); Bi kịch nhỏ (truyện ngắn, 1993); Lê Minh Khuê – truyện ngắn (1994).
- Đã được nhận: Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
Tác phẩm
Đọc, kể tóm tắt phần trích
- Ba cô gái thanh niên xung phong Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao ở một tổ trinh sát phá bom tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu các vị trí những trái bom chưa nổ và phá bom.
-Họ ở trong một cỏi hang, dưới chân cao điểm. Cuộc sống ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt hết sức nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, thanh thản mơ mộng của tuổi trẻ.
- Mỗi người một cá tính nhưng họ rất gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội.
- Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Định và Thao lo lắng săn sóc Nho.
Tiết 128 -129. Văn bản:
Những ngôi sao xa xôi (Trích)
Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
b. Thể loại: Truyện ngắn
c. Đọc và giải nghĩa từ: học theo chú thích Sgk trang 120, 121
d. Tóm tắt truyện: theo tài liệu gv đã phát
đ. Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật Phương Định
e. Ý nghĩa nhan đề: Những ngôi sao xa xôi
- Vì tinh tú trên trời;
- Ánh sáng lí tưởng;
- Ánh sáng tỏa ra từ vẻ đẹp ba cô gái;
- Sao trong hoài niệm, khát vọng;

II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Vẻ đẹp của ba cô gái:
a. Hoàn cảnh sống:
- Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm
-> Nơi trọng điểm bị bắn phá ác liệt.
b. Công việc:
- Chạy trên cao điểm giữa ban ngày
- Đo khối lượng đất lấp vào hố bom.
- Đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom.
-> Nguy hiểm đòi hỏi sự bình tĩnh, gan dạ.


c. Nét đẹp chung của ba cô gái:
- Có lòng yêu nước và lí tưởng sống cao đẹp: Họ sẵn sàng xa gia đình, quê hương ra chiến trường chiến đấu.
- Dũng cảm, kiên cường, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Tình đồng đội gắn bó keo sơn: luôn quan tâm chăm sóc, thấu hiểu nhau như những người thân.
- Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn: họ mơ mộng, thích làm đẹp, thích hát, luôn lạc quan, yêu đời.
=> Chính cuộc kháng chiến của dân tộc đã kiến tạo cho lịch sử những con người tuyệt vời, yêu thương và mạnh mẽ, dũng cảm và dịu dàng. Có lẽ vì thế mà bom đạn đã trở nên bất lực trước tình yêu và sức sống của con người.
2. Vẻ đẹp riêng của ba cô gái:
a. Chị Thao:
- Là chị cả đồng thời là chỉ huy của tổ trinh sát mặt đường.
- Phân công nhiệm vụ cho đồng đội rất quyết đoán “Định ở nhà. Lần này bỏ ít, hai đứa cũng đủ”.
- Hành động gương mẫu lao mình lên phía trước khi làm nhiệm vụ phá bom nguy hiểm.
- Bình tĩnh, lì lợm trước mọi gian nguy, khó khăn.
- Cương quyết, táo bạo đầy mạnh mẽ trong công việc.
- Nhưng lại có lúc yếu mềm, nhút nhát (sợ máu và sợ vắt)
- Nữ tính, đáng yêu trong cuộc sống hàng ngày.
- Khi Nho bị sập hầm và bị thương -> tâm trạng chị lo lắng, bối rối -> tình đồng đội thắm thiết.
b. Nho:
* Trong cuộc sống:
- Là em út, đáng yêu, thánh thiện như một que kem trắng.
- Tính tình hồn nhiên như trẻ con (cô rất thích ăn kẹo và hay đòi kẹo).
* Trong chiến đấu:
- Nho lại rất dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Khi bị thương cô không rên la mà còn trấn an cả đồng đội vì không muốn mọi người lo lắng cho mình.
* Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định:
- Vẻ đẹp ngoại hình:
+ Cô gái xinh đẹp: Phương Định mang vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, duyên dáng của một thiếu nữ mới lớn với “hai bím tóc dày, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đặc biệt là đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm”-> Đó là vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều sâu tâm hồn.
+ Cô tự ý thức về vẻ đẹp của mình: Phương Định mang nét tâm lí chung của những cô gái trẻ: nhạy cảm, thích quan tâm tới hình thức, thích được nhiều người để ý.
- Vẻ đẹp của nữ chiến sĩ:
+ Vẻ đẹp lí tưởng: Từ biệt gia đình, hưởng ứng tiếng gọi của non sông, cô đã lên đường ra chiến trận, sẵn sàng xông pha nơi khó khăn thử thách với lòng yêu nước thiết tha; Đối với cô được tham gia vào tổ trinh sát mặt đường là niềm tự hào vì cô nghĩ đó là cái tên gắn liền với những chiến thắng và khát khao làm nên sự tích anh hùng.
+ Vẻ đẹp của lòng quả cảm: Dũng cảm đối mặt với nguy hiểm rình rập trên cao điểm; Dũng cảm khi thực hiện nhiệm vụ phá bom.
-> Ngòi bút miêu tả tâm lí tài tình của tác giả.
c. Phương Định: Là nhân vật chính đồng thời giữ vai trò là người kể chuyện. Cô nhạy cảm, lãng mạn hay mơ mộng, sống với những kỉ niệm về tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình.
- Trong khi phá bom:
+ Những cảm giác: Lo lắng “rung mình vì sao mình làm quá chậm”; Căng thẳng đến nghẹt thở tim đập không rõ.
-> Chân thực, bình dị.
+ Suy nghĩ, hành động: Bình tĩnh, thành thạo bỏ gói thuốc mìn vào lỗ đã đào; Dũng cảm coi cái chết mờ nhạt không cụ thể và chỉ nghĩ đến làm thế nào châm mìn lần hai.
-> Dũng cảm, tinh thần trách nhiệm.
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện một cô gái vốn nhạy cảm mơ mộng mang được bản lĩnh kiên cường của người anh hùng.
- Sau khi phá bom: Sau khi quả bom nổ, những nguy hiểm vẫn rình rập: “mảnh bom rít lên và lao vô hình trên đầu”, nhưng Phương Định dành hết sự quan tâm đến người đồng đội của mình: “cô lao đi tìm đồng đội” -> tình đồng đội cao cả.
=> Qua diễn biến tâm trạng của Phương Định khi phá bom, ta thấy được sự khốc liệt của chiến trường và vượt lên trên đó, tỏa sáng phẩm chất anh hùng, thế giới tâm hồn phong phú của cô.
Nghệ thuật: miêu tả tâm lí đặc sắc, cách dùng câu văn ngắn độc đáo, ngôn ngữ độc thoại nội tâm …
* Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom:
- Trước khi phá bom: Mặc dù thoáng chút lo sợ nhưng cô kịp trấn tĩnh khi cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo mình”, lòng tự trọng đã chiến thắng sự sợ hãi, sự bình tĩnh, can đảm đã được khích lệ bằng ánh mắt của đồng đội: “cô không sợ nữa mà đường hoàng mà bước tới”.
* Tình đồng đội là sức mạnh tinh thần to lớn:
- Với Nho là cảm giác muốn cưng nựng như một cô em út: “Tôi muốn bế nó lên”. Khi Nho bị thương cô chăm sóc Nho tận tình.
- Với chị Thao luôn là sự cảm phục, chấp hành mọi mệnh lệnh của chị; là sự thấu hiểu được tính cách, suy nghĩ của chị.
- Với các anh bộ đội là người đẹp nhất “là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
- Cô quan tâm và dành tình cảm cho những người đồng đội khác: các anh công binh, cao xạ, thông tin, …
-> Tình đồng đội là điểm tựa tinh thần.
* Vẻ đẹp của cô gái trẻ:
- Giàu mơ mộng: Bom đạn chiến trường vẫn không làm vơi đi sự mơ mộng của cô. Cô thích ngồi bó gối mơ màng, thích ngồi mơ mộng hoài nhớ về những kỉ niệm và kí ức tuổi thơ bên gia đình và quê hương.
- Lạc quan, trẻ trung: Phương Định thích nhiều bài hát, thích hát. Trong tiếng hát ấy, có ý thức của lí tưởng, có khát khao về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình -> tiếng hát của tâm hồn lạc quan, yêu đời.
- Hồn nhiên, giàu khát khao, hoài niệm: Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và vì vẻ đẹp kỳ diệu đó họ sẵn sàng hy sinh.
=> Tóm lại, nhân vật Phương Định được thể hiện một cách chân thực và toàn diện vẻ đẹp về lí tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, hài hòa vẻ đẹp thể chất và tâm hồn.
3. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước:
- Họ gánh đất nước trên vai với trách nhiệm lớn lao của lịch sử;
- Họ mang vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, với tình đồng đội thắm thiết và luôn sẵn sàng hi sinh;
- Họ còn rất trẻ trung, lạc quan với tâm hồn lãng mạn, bay bổng.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Nghệ thuật:
- Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên.
- Thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ sinh động, trẻ trung gần với khẩu ngữ, và có chất nữ tính.
- Lời kể linh hoạt, cách dùng đan xen những câu văn ngắn và dài đem đến hiệu quả nghệ thuật đặc sắc.
=> Đọc, học ghi nhớ Sgk trang 122
* BTVN:
- Đọc, tóm tắt VB; Đọc kĩ để thuộc dẫn chứng
- Học thuộc kiến thức của bài.
- Làm luyện đề VB: Những ngôi sao xa xôi.
Một số vần thơ tham khảo:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nắm mơ nói mớ vang nhà.
( Gửi em – cô thanh niên xung phong- Phạm Tiến Duật)

Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa.
( Tố Hữu)
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
( Tố Hữu)
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảnh trời nho nhỏ ( …)
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời nằm yên trong lòng đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng.
( Lâm Thị Mỹ Dạ)
Có cái chết hóa thành bất tử
Có con người làm nên lịch sử
nguon VI OLET