XIN CHÀO CÁC EM
NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
CA DAO DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ca dao, dân ca
Ca dao
Dân ca
Kết hợp giữa lời và nhạc.
Là lời thơ của dân ca
Những bài thơ dân gian
Một thể thơ dân gian
*Khái niệm
Trống cơm
Trống cơm khéo vỗ nên vông,
Một bầy con sít lội sông đi tìm,
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ.
Duyên nợ khách tang bồng.
( Ca dao)
Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ. Ấy mấy bông nên bông. Ấy mấy bông nên bông. Một bầy tang tình con sít ...Ấy mấy lội,lội, lội sông. Ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai. Đôi con mắt ấy mấy lim dim. Đôi con mắt ấy mấy lim dim.
Một bầy tang tình con nhện. Ố...ấy mấy giăng tơ. Giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai. Duyên nợ khách tang bồng….
( Dân ca)

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
( Ca dao)
À à ời... À a ơi...
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
À à ơi....À à ơi...
( Hát ru)
* Làn điệu dân ca
- Dân ca quan họ
- Ca trù
Hát ru
Ca Huế (các điệu lí)
Hò Huế (các điệu hò)
- Dân ca Nam Bộ ...
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ca dao, dân ca
Nghệ thuật
Nội dung
Diễn tả đời sống nội tâm của con người, những tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, đất nước.
-Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, diễn đạt bằng nhiều biện pháp nghệ thuật
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2. Đọc – chú thích
Hướng dẫn đọc: giọng tha thiết, trìu mến thể hiện được niềm yêu quý đối với gia đình, quê hương, đất nước.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Bài ca dao số 1
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hình thức Là lời hát ru của mẹ với con
- > Đặc sắc ở âm điệu, tình cảm.


+ Hai câu đầu:
Sự lớn lao, vững chãi
Nguồn yêu thương ngọt ngào
Hình dung cụ thể, sâu sắc hơn về công lao vĩnh hằng, vô tận của cha mẹ.
Công cha - núi ngất trời
Nghĩa mẹ - nước biển Đông
sự ví von, so sánh
Bài 1
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
+ Hai câu sau:
Điệp ngữ núi, biển
Từ láy: mênh mông
Nhấn mạnh nét trùng điệp, nối tiếp
Ngợi ca công ơn sinh thành, dưỡng dục thiêng liêng của cha mẹ.
Bài 1
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Thành ngữ “Cù lao chín chữ”
Qúa trình nuôi con đầy cực khổ của cha mẹ
Sự trân trọng, tâm tình của câu hát
Khuyên dạy con cái phải ghi lòng tạc dạ.
Ý nghĩa
- Ca ngợi công ơn của cha mẹ
- Nhắn gửi về bổn phận của người làm con.

CÙ LAO CHÍN CHỮ
Sinh (đẻ)
Cúc ( nâng đỡ)
Phủ ( vuốt ve)
Súc ( cho ăn, cho bú)
Trưởng ( nuôi cho lớn)
Dục ( dạy dỗ)
Cố ( trông nom, đoái hoài)
Phục ( theo dõi)
Phúc (che chở)
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Trời cao, biển rộng, đất dày
Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
Một số bài ca dao tương tự
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
B. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao số 4:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
=> Đứng ở phía nào nhìn, ngắm cũng thấy cánh đồng bát ngát mênh mông. Làm tăng thêm sự rộng lớn ngút ngàn của cánh đồng.Thể hiện sự sống căng tràn, tốt tươi của cánh đồng đang thì “con gái”.
- Biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp từ, đảo từ ngữ, từ láy.
12
tiếng
Lục bát biến thể
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
=> Cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai: trẻ trung đầy sức sống vừa tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai.
Mô típ: thân em
Lúa đòng đòng
Sức sống
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Phất phơ
Chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển
=>Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp
Nắng hồng ban mai
Sự tươi mới, rực rỡ

=> Ý nghĩa: Bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của người con gái trên cánh đồng lúa quê hương mênh mông bát ngát. Bài ca dao thể hiện tình yêu, lòng tự hào, ý tình kết bạn tinh tế và sâu sắc.

Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi..., thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào, tâm tình nhắn nhủ.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
- So sánh bằng những hình ảnh truyền thống quen thuộc
2. Nội dung
- Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
Học thuộc các bài ca dao đã học.

2.Sưu tầm các bài ca dao cùng hệ thống.
3.Soạn bài Ca dao về quê hương đất nước
DẶN DÒ
Sưu tầm một số bài ca dao khác có
nội dung tương tự.
Soạn bài : Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm.
Xem và trả lời các câu hỏi SGK/39 40
nguon VI OLET