CHỦ ĐỀ CA DAO, DÂN CA
- NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
- NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
TIẾT 13 - 14:
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Thế nào là ca dao?
2/ Thể loại
Ca dao.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao là lời thơ của dân ca.
- Ca dao dân ca là khái niệm chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
3. Phương thức biểu đạt.
Văn tự sự, biểu cảm.
4. Bố cục. 2 phần.
Phần 1. Bài ca dao 1/35
Phần 2: Bài ca dao 2/38.
II/ HIỂU VĂN BẢN
1/ Bài ca dao 1/trang 35
a. Hai câu đầu.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi.
- Lời nói của mẹ khi ru con hoặc nói với con
- So sánh:
Công cha = núi ngất trời( rất cao)
Nghĩa mẹ = nước ở ngoài biển Đông (mênh mông, bao la)
- Lấy cái to lớn, mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công cha nghĩa mẹ
b. Hai câu cuối
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi
- Điệp từ: “núi”, “ biển”: nhấn mạnh sự to lớn, cao rộng như công ơn của cha mẹ
- “ Cù lao, chín chữ”: Cụ thể hóa công ơn cha mẹ
- Ghi lòng con ơi: lời nhắn nhủ, dặn dò.
- Thể thơ lục bát: hài hòa, đi vào lòng người
-> Công lao to lớn của cha mẹ không thể đo đếm được và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công ơn to lớn ấy.
Mẹ còn chẳng biết là may,
Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con.

Công cha như núi Thái Sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
-Câu thơ dài, 12 tiếng
-Điệp cấu trúc, đảo ngữ…
Miêu tả cánh đồng lúa rộng lớn, trù phú, trải dài vô tận…
ni

mênh mông
bát ngát
ni

mênh mông
bát ngát
2. Bài ca dao 4/ trang 38
a. Hai câu đầu.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Miêu tả người lao động trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sức sống.
- Ca ngợi đồng lúa quê hương, con người lao động cần cù, chăm chỉ.
- Tự hào về đất nước, con người VN.
- so sánh
- ẩn dụ
2. Bài ca dao 4/ trang 38
b. Hai câu cuối.
III/ TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
- Có giọng điệu thiết tha, tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo
- Sử dụng các biện pháp: so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ
Thể thơ lục bát, tự do
2/ Nội dung.
- Là lời của ông bà, cha mẹ, muốn nhắc nhở con cháu về công ơn sinh thành, tình mẫu tử
Thể hiện niềm tự hào về đất nước, con người.
3/ Ý nghĩa.
Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với gia đình, với quê hương, đất nước.

IV. Luyện tập
Một số câu ca dao khác về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
1. Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
2. Nam Kì sáu tỉnh em ơi,
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
3. Đồng Nai gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó thời không muốn về.
4. Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

nguon VI OLET