KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Đơn vị phân loại lớn nhất của sinh vật là:
A. Loài. B. Bộ. C. Ngành. D.Giới.
Câu 2: Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực?
A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
B. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
C. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
D. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.
Câu 3: Tảo thuộc giới sinh vật nào?
A. Giới Khởi sinh. B. Giới Nguyên sinh.
C. Giới Nấm. D. Giới Thực vật.
Câu 4: Giới Động vật gồm những sinh vật
A. đơn bào, nhân thực B. đơn bào, nhân sơ
B. đa bào, nhân thực C. đa bào, nhân sơ.
Câu 5:Cho các ý sau về các giới Động vật và giới Thực vật:
(1) Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực.
(2) Là những sinh vật quang tự dưỡng.
(3) Giới Thực vật phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.
(4) Giới Động vật có khả năng di chuyển và có khả năng phản ứng nhanh.
Ý đúng là:
A. (1), (3),(4). B. (1), (2), (3).
C. (2), (3),(4). D. (1), (2), (4).
Câu 6: Kiểu dinh dưỡng của giới Nấm là gì ?
A. Tự dưỡng. B. Hóa tự dưỡng.
C. Dị dưỡng. D. Quang tự dưỡng.
PHẦN HAI:
SINH HỌC TẾ BÀO
Chủ đề:
THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 4. Cacbohiđrat và lipit
Bài 5. Prôtêin
Bài 6. Axit nuclêic
“Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?”
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Có khoảng vài chục nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống. Trong số đó C,H,O,N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống.
Các nguyên tố có trong cơ thể sống chia thành 2 loại
Nguyên tố đa lượng
(tỉ lệ ≥ 0.01% khối
lượng cơ thể sống)
Nguyên tố vi lượng
(tỉ lệ < 0.01% khối lượng cơ thể sống)
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Tùy theo tỷ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà chia thành 2 loại:
+ Nguyên tố đa lượng (chiếm tỉ lệ ≥ 0.01% khối lượng cơ thể sống) :
Bao gồm các nguyên tố C,H,O,N,P,S, Ca, Mg,…
Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohiđrat, lipit, axit nuclêic  những chất chính cấu tạo nên tế bào.
+ Nguyên tố vi lượng (chiếm tỉ lệ < 0.01% khối lượng cơ thể sống):
Bao gồm các nguyên tố Fe, Cu, Zn, Mn,Mo, I, .…
Tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin, hoocmon.
Vì sao nguyên tố C là nguyên tố quan trọng?
Vì C là nguyên tố chính cấu tạo nên tất cả các chất hữu cơ, có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên tố khác như N, O, S, H…theo các mô hình khác nhau tạo nên hàng triệu chất hữu cơ khác nhau
Thiếu iốt
Thiếu sắt
Thiếu Molipden (Mo)
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước (khuyến khích HS tự đọc)

Cấu trúc của phân tử nước
 Nước có tính phân cực
Muối ăn NaCl
Phân tử nước này có thể hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân cực khác (bằng liên kết hiđrô)
- Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
Nhận xét gì về hàm lượng nước trong các cơ thể sống?
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2. Vai trò của nước đối với tế bào
- Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống.
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2. Vai trò của nước đối với tế bào
Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2. Vai trò của nước đối với tế bào
Khi trời nóng, cơ thể sẽ có phản ứng gì? Mục đích của phản ứng đó là gì?
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
- Điều hòa nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
2. Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
- Điều hòa nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2. Vai trò của nước đối với tế bào
Câu 1:Vai trò nào sau đây là của nguyên tố đa lượng?
A. Thành phần cấu tạo nên các enzim, hoocmôn, vitamin.
B. Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào.
C. Tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic, cacbohiđrat.
D. Dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 2: Các nguyên tố đa lượng nào sau đây chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống?
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N.
C. Ca, H, O, N. D. Ca, H, O, P.
Câu 3: Nước không có vai trò nào sau đây đối với tế bào và cơ thể?
A. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
C. Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống.
D. Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Câu 4: Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể không bị mắc bệnh bướu cổ?
A. Cho nhiều muối chứa iôt vào thức ăn.
B. Trong thức ăn hoặc nước uống cần bổ sung đủ nguyên tố kali.
C. Uống nhiều nước vào mỗi buổi sáng.
D. Trong thức ăn hoặc nước uống cần bổ sung đủ nguyên tố iôt.
Câu 5: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước, tế bào sẽ chết không có nước sẽ không có sự sống.
Câu 6: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trang 18 SGK
- Đọc phần “Em có biết?”
- Tìm hiểu để trả lời các câu hỏi sau:
Tại sao trẻ nhỏ ăn nhiều bánh kẹo trước bữa ăn chính
có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?
Vì sao chúng ta không nên ăn nhiều mỡ động vật?
nguon VI OLET