BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
GV: NGUYỄN THỊ THẢO
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI BÌNH
Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả?
3
Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt kết quả kinh tế cao phải cung cấp nhiều cây giống tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh với chất lượng cao. Muốn vậy phải coi trọng xây dựng vườn ươm ở trung ương và các địa phương. Tiến hành áp dụng các phương pháp nhân giống cổ truyền và tiên tiến để cung cấp kịp thời các giống tốt cho sản xuất.
4
BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
(2 TIẾT)
I. XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ
1. Chọn địa điểm
Để có vườn ươm hợp lý ta phải chọn những tiêu chuẩn nào?
- Gần vườn trồng, nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
- Gần nguồn nước tưới.
- Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày, độ màu mỡ
cao, độ chua tùy loại cây.
Ươm cây là một khâu quan trọng trong sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả.
+ Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt.
+ Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất cây giống.
2) Thiết kế vườn ươm
Quan sát hình 4: Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả
- Vườn ươm cây ăn quả được chia làm mấy khu vực?
- Em hãy phân tích ý nghĩa của các khu vực trong vườn ươm cây giống?
Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả
Ra ngôi cành giâm
Ra ngôi cành chiết
Khu nhân giống
Ra ngôi cây gốcghép
Gieo hạt lấy câygiống
và làm gốc ghép
Trồng cây mẹ lấy cành giâm,
cành chiết
Trồng cây mẹ lấy mắt ghép
Trồng cây mẹ lấy hạt
Khu luân canh
Khu nhân giống
Khu cây giống
Vườn ươm cây ăn quả được chia làm mấy khu vực?
2) Thiết kế vườn ươm
- Khu cây giống.
Được chia làm 3 khu:
- Khu nhân giống.
- Khu luân canh.
Hãy cho biết ý nghĩa, công dụng của các khu trong vườn ươm?
- Khu cây giống: Trồng các cây mẹ để lấy hạt gieo thành cây con làm gốc ghép; trồng cây mẹ lấy mắt ghép, lấy cành chiết, cành giâm.
- Khu nhân giống là phần chủ yếu trong vườn ươm bao gồm các khu nhỏ:
+ Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng và làm gốc ghép.
+ Khu ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm.
- Khu luân canh trồng các cây rau, cây họ Đậu. Khu luân canh được sử dụng để luân phiên đổi chỗ cho hai khu vực trên, đảm bảo cho đất vườn ươm không bị xấu đi.
2) Thiết kế vườn ươm
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1. Phương pháp nhân giống hữu tính.
- Đây là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
Cho biết các trường hợp sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính?
+ Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
+ Dùng đối với loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào khác.
+ Giống cây đa phôi để giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Sử dụng phương pháp này cần lưu ý:
+ Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý.
+ Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên.
- Khi Sử dụng phương pháp này cần lưu ý gì?
Em hãy cho ví dụ về đặc tính chín của một số loại hạt?
Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính?
Ưu điểm
Nhược điểm
Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp
Nhanh tạo ra cây con.
Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi.
Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe.
- Dễ thoái hóa giống.
- Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền.
- Cây chậm ra hoa, quả.
13
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1. Phương pháp nhân giống hữu tính.
- Đây là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
- Sử dụng phương pháp này cần lưu ý:
+ Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.
+ Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.
14
Câu 1: Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây
giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm
Vườn ươm?
Câu 2: Ở địa phương em sử dụng phương pháp
Nhân giống hữu tính với loại cây ăn quả nào?
15
16
CẢM ƠN CÁC EM
ĐÃ LẮNG NGHE
BÀI GIẢNG!
nguon VI OLET