VẬT LÝ 8
Tiết 3. Bài 3.
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU. CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?
2. Viết công thức tính vận tốc.
Giải thích các kí hiệu và đơn vị của các đại lượng.
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
A
B
C
D
I. ĐỊNH NGHĨA
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
A
B
C
D
E
F
1 SỐ VÍ DỤ
Chuyển động đều
Chuyển động không đều
II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính bằng công thức:
Trong đó: vtb là vận tốc trung bình (km/h)
s là tổng quãng đường đi được(km)
t là tổng thời gian để đi hết quãng đường đó(h)
VÍ DỤ:
Trong 1 cuộc thi “Ai nhanh nhất”, 1 vận động viên đã chạy 1000m với vận tốc 12 km/h, đi xe đạp 40 km với vận tốc trung bình 36 km/h, bơi 500 m với vận tốc 9 km/h.
Bạn An đã tính vận tốc trung bình của vận động viên đó là:
(12 + 36 + 9) : 3 = 19 (km/h)
Hỏi bạn An tính đúng hay sai?
Bài giải:
Thời gian chạy: 1 : 12 = 1/12 (h)
Thời gian đi xe đạp: 40 : 36 = 10/9 (h)
Thời gian bơi: 0,5 : 9 = 1/18 (h)
Tổng thời gian: 1/12 + 10/9 + 1/18 = 5/4 (h)
Tổng quãng đường đi được: 1 + 40 + 0,5 = 41,5 (km)
Vận tốc trung bình của vận động viên là: 41,5 : 5/4 = 33,2 (km/h)
III. VẬN DỤNG
1. Chuyển động của xe đạp của một học sinh từ Mai Sao đến Đồng Mỏ
là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?
Nếu nói vận tốc của bạn đó là 12 km/h là nói đến vận tốc nào?
Chuyển động của xe đạp của một học sinh từ Mai Sao đến Đồng Mỏ là chuyển động không đều.
Vì trong quá trình chuyển động trên các đoạn đường khác nhau, xe chạy nhanh chậm khác nhau.
12 km/h là vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường từ Mai Sao đến Đồng Mỏ.
III. VẬN DỤNG
2. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Sau đó xe đi tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc của xe trên quãng đường dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Vận tốc trên quãng đường dốc là:
v1 = s1: t1= 120 : 30 = 4(m/s)
Vận tốc trên quãng đường ngang là:
v2 = s2: t2= 60 : 24 = 2,5(m/s)
Đáp số: 4m/s, 2,5m/s, 3,3m/s
CŨNG CỐ: ĐN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CĐ KHÔNG ĐỀU
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính bằng công thức:
Trong đó: v là vận tốc trung bình(km/h)
s là quãng đường đi được(km)
t là thời gian để đi hết quãng đường đó(h)
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Làm bài 3.1- 3.6 SBT
- Ôn tập khái niệm và cách biểu diễn lực đã học ở lớp 6.
TẠM BIỆT CÁC EM
TẠM BIỆT CÁC EM
nguon VI OLET