CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN GDCD 9
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
1. Chuyện của lớp 9A
Để chuẩn bị cho năm học mới, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A triệu tập cán bộ cốt cán của lớp, phổ biến nhiệm vụ năm học, nêu rõ trách nhiệm vị trí của học sinh lớp 9 và đề nghị các em họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.
Tại các cuộc họp của lớp, để thực hiện khẩu hiệu hành động “Không ai đứng ngoài cuộc” theo gợi ý của thầy chủ nhiệm, các bạn đã sôi nổi thảo luận, đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, các biện pháp thực hiện và tình nguyện tham gia vào các đội văn nghệ, các câu lạc bộ, các hoạt động thể dục thể thao, các đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Đặc biệt là các bạn còn đề nghị thành lập “Đội thanh niên cờ đỏ” để cùng cán bộ lớp nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của lớp.
Nhờ phát huy được ý thức tự giác của tập thể lớp, có biện pháp tổ chức thực hiện mà mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn vẹn.
Cuối năm học, lớp 9A đã được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn diện, phát huy dân chủ tốt, có tính kỉ luật cao.
2. Chuyện ở một công ti
Sau lễ khai trương, ông giám đốc công ti triệu tập công nhân phổ biến các yêu cầu của ông đối với mọi người trong sản xuất và cử một đốc công theo dõi công việc hằng ngày.
Do yêu cầu lao động quá căng thẳng, thiếu phương tiện bảo hộ lao động, thiếu thuốc men, lương thấp, lúc ốm đau không được chăm sóc kịp thời…nên nhiều công nhân bị giảm sút sức khoẻ, nhiều người phải bỏ việc. Công nhân đã kiến nghị cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất nhưng không được giám đốc chấp nhận… Kết quả là sản xuất giảm sút và công ti bị thua lỗ nặng nề.
CHUYỆN CỦA LỚP 9A
CHUYỆN Ở MỘT CÔNG TI
Câu 1: Nêu việc làm của ông giám đốc công ti?
Câu 2: Việc làm của ông giám đốc dẫn đến tác hại như thế nào?

Câu 3: Việc làm của ông giám đốc thể hiện ông là người như thế nào?

Câu 2: Sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A được thể hiện như thế nào?
+ Mọi người cùng tham gia bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc.
+ Ý thức tự giác.
+ Lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở đôn đốc.
Câu 1: Nêu việc làm của các bạn lớp 9A ?
+ Nêu phổ biến kế hoạch 
+ Bảng xây dựng kế hoạch
+ Thỏa luận kế hoạch 
+ Lập đội cờ đỏ
Câu 3: Kết quả của sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
Mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.
Câu 2: Việc làm của ông giám đốc dẫn đến tác hại như thế nào?

Câu 1: Nêu việc làm của ông giám đốc công ty?
+ Phổ biến kế hoạch nhưng không bàn bạc việc thực hiện. 
+ Công nhân làm việc không an toàn.
+ Lương thấp.
+ Công nhân kiến nghị nhưng ông giám đốc không cải thiện.
Câu 3: Việc làm của ông giám đốc thể hiện ông là người như thế nào?

+ Sản xuất giảm sút.
+ Công nhân bỏ việc.
+ Công ty bị thua lỗ nặng.
Ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng…
1. Vậy em hiểu thế nào là dân chủ?
2. Trong quá trình bàn luận, lớp 9A có xảy ra sự lộn xộn, xung đột không ? Tại sao?
3. Vậy em hiểu thế nào là kỉ luật?
4. Trong chương trình lớp 8 chúng ta đã được học ở bài nào có đề cập đến tính kỉ luật?
* Dân chủ:
- Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần, giám sát những công việc chung của tập thể, của xã hội.
- Không lộn xộn … đó chính là có kỉ luật.
b. Kỉ luật:
- Là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Pháp luật và kỉ luật
Theo các em thế nào là dân chủ?
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
a. Khái niệm dân chủ:
b. Khái niệm kỉ luật: HS tự đọc

- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Theo em, dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật :
Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
a. Khái niệm dân chủ:
b. Khái niệm kỉ luật: HS tự đọc
*Vì được biết , được bàn luận .
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy.
b. Ông Bính- tổ trưởng tổ dân phố- quyết định mỗi gia đình nộp 5.000đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn.
c. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
d. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến.
đ. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Nếu thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ có ý nghĩa như thế nào?
3. Ý nghĩa :
Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
a. Khái niệm dân chủ:
b. Khái niệm kỉ luật: HS tự đọc
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
– Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
     + Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.
    + Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.
     + Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.
     + Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.

Bài 4 trang 11 : Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Mọi người cần làm gì để rèn luyện dân chủ và kỉ luật?
4. Rèn luyện :
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật.
- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.

II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
a. Khái niệm dân chủ:
b. Khái niệm kỉ luật: HS tự đọc
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
3. Ý nghĩa
Ví dụ:
- Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn
- Tuân thủ nội quy của trường lớp.
- Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…

III Bài tập:
Bài 2 trang 11 :Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.
-Tìm những biểu hiện dân chủ và kỉ luật
-Tìm những biểu hiện trái với dân chủ và kỉ luật.
III Bài tập:
Phân biệt các việc làm sau đây là phát huy dân chủ hay thiếu dân chủ, thực hiện kỉ luật hay vi phạm kỉ luật?


Học sinh đi học đúng giờ
Nhân dân tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân
Học sinh tham gia bàn bạc chỉ tiêu thi đua của lớp
Công nhân kiến nghị với ban giám đốc về việc cải thiện điều kiện lao động
Để khỏi mất thời gian của các bạn, lớp trưởng quyết định mỗi bạn đóng 50.000đ làm quỹ lớp
Bạn B đi xe trong sân trường
KL
DC
DC
DC
TDC
TKL
Hướng dẫn về nhà:
Học nội dung bài học và hoàn thành bài tập 3 SGK trang 11
Tìm và sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu nói về dân chủ và kỉ luật.
Nêu khái niệm dân chủ? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? Ý nghĩa? Mọi người cần làm gì để rèn luyện dân chủ và kỉ luật?
- Soạn: Bài 4: Bảo vê hòa bình.

Cảm ơn các em đã xây dựng bài
nguon VI OLET