Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện

Thực hiện: Phan Thị Mai
Nguyễn Thanh Huyền

Lớp: công nghệ k3
Trường: CĐSP Quảng Ninh

Những nội dung chính:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Củng cố dặn dò
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy mô tả cấu tạo của dây cáp điện?
Trả lời:
* Cấu tạo cáp điện:
+ Lõi cáp thường bằng đồng.
+Vỏ cách điện dùng bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất pcv…
+Vỏ bảo vệ được cấu tạo phù hợp với các điều kiện môi trường.
Nêu khái niệm dây dẫn điện và các cách phân loại dây dẫn điện ?
Trả lời:
Cấu tạo dây điện:
+ Lõi dây bằng đồng (hoặc nhôm).
+Phần cách điện.
+Vỏ bảo vệ cơ học.
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
I. Tìm hiểu về đồng hồ đo điện

1. Công dụng của đồng hồ đo điện
2. Phân loại đồng hồ đo điện
3. Công dụng của đồng hồ đo điện
II.Dụng cụ cơ khí
I. Tìm hiểu về đồng hồ đo điện



Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết ?

1.Công dụng của đồng hồ đo điện
Bài tập: hãy tìm trong bảng sau những đại lượng do của đồng hồ đo điện và hãy đánh dấu x vào ô trống.
Công dụng của đồng hồ đo điện là gì ?

Trả lời:
Nhờ có đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện và đồ dùng điện.
Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế ?
Trả lời: Trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế để kiểm tra chị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện.
Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Mục đích: đo điện năng tiêu thụ.
2. Phân loại đồng hồ đo điện
Bài tập: Hãy điền những đại lượng đo và kí hiệu tương ứng với đồng hồ đo điện vào bảng sau:

Công suất
Điện áp
Điện áp,
dòng điện, điện trở
Điện năng tiêu thụ
của mạch
Điện trở mạch điện
A
W
V
kWh
Ω
Cường độ dòng điện
Em hãy quan sát đồng hồ sau và giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ và cấp chính xác của đồng hồ đó ?
Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ
II.Dụng cụ cơ khí
Hãy nêu tên và công dụng của các dụng cụ sau ?
1. Thước dây: dùng để đo kích thước khoảng cách cần lắp đặt.
2. Thước cặp: Dùng để đo kích thước bao ngoài một vật hình cầu, hình trụ, kích thước các lỗ ( đường kính lỗ, chiều rộng rãnh…), chiều sâu của các lỗ, bậc,đường kính dây dẫn…
3. Panme: Là loại dụng cụ đo chính xác,có thể đọc được sự chênh lệch kích thước tới 1/100 mm. Đôi khi phải dùng panme để đo đường kính dây điện.
4. Tuốc nơ vít: Dùng để tháo lắp ốc vít bắt dây dẫn, có 2 loại tuốc nơ vít: Loại 2 cạnh và loại 4 cạnh.
5. Búa: Dùng để tạo đóng tạo lực khi cần gá lắp các thiết bị lên tường, trần nhà… ngoài ra còn dùng để nhổ đinh.
6. Cưa: Dùng để cưa các loại ống nhựa, ống kim loại… theo kích thước yêu cầu.
7. Kìm: Dùng cắt dây dẫn theo chiều dài đã định, dùng để tuốt dây và giữ dây khi cần nối.
8. Khoan máy: Dùng để khoan lỗ trên gỗ hoặc trên bêtông… để lắp đặt dây dẫn điện, thiết bị điện.
Chú ý:
+ Khi thực hành lắp các bảng điện, chúng ta tiến hành khoan lỗ không xuyên qua bằng mũi khoan đường kính 2mm (lỗ bắt vít và các thiết bị) và lỗ khoan bằng các mũi khoan đường kính 5mm.
+ Hạ mũi khoan xuống sát chi tiết để chỉnh tâm lỗ đúng với đầu nhọn của mũi khoan và cho máy chạy. Điều chỉnh để mũi khoan tiến đều và duy trì quá trình cắt liên tục. Nếu lỗ khoan sâu, cần nâng mũi khoan lên thường xuyên để phoi thoát ra.
+ Không khoan khi mũi khoan hoặc bảng gỗ chưa kẹp chặt.
+ Khi dùng khoan chú ý phải giữ đúng vị trí máy để mũi khoan không bị lệch, dễ gẫy. Lúc lỗ khoan sắp xuyên thủng, cần tập trung chú ý để mũi khoan tiến từ từ.
Ghi nhớ:
Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, Ampe kế, Oát kế , công tơ, ôm kế, đồng hò vạn năng, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
Dụng cụ cơ khí gồm có: búa, kìm. Khoan, tuốc nơ vit, thước cặp, panme, cưa… Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần váo việc chọn và sử dụng các dụng cụ lao động.
Dặn dò:
+ Làm bài tập cuối bài
+ Đọc và chuẩn bị: Bài 4: thực hành sử dụng đồng hồ đo điện.
Chúc các em vui vẻ và học tập tốt!
nguon VI OLET