Bài 3:
Bảo quản đồ dùng cá nhân
(Tiết 1)
Môn: Đạo đức
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kể câu chuyện Nhà thiết kế thời trang và trả lời câu hỏi
- Bức tranh này minh họa cho câu chuyện gì?
S/ 14
Câu chuyện “ Nhà thiết kế thời trang”
Tranh này vẽ gì?
Mẹ mua cho Na chiếc khăn choàng cổ rất đẹp.
Tranh này vẽ gì?
Na có ý định cắt chiếc khăn làm chiếc váy cho búp bê của mình
Na đang cắt khăn để làm váy cho búp bê.
Tranh này vẽ gì?
1. Kể câu chuyện “Nhà thiết kế thời trang” theo tranh.
2. Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na?
3. Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
Nhóm 2
Đại diện nhóm kể lại câu chuyện theo ý tưởng của mình.
2. Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na?
Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê.
- Chiếc khăn lúc đầu như thế nào?
Đẹp và rất mới.
-Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng nữa không?
Na không còn khăn để quàng nữa.
Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
-Na không biết trân trọng món quà mẹ tặng.
-Na rất thích trở thành nhà thiết kế thời trang.
-Na chỉ biết quan tâm đến đồ chơi mà không chú ý đến đồ dùng.
-Na chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân, ...
Kiến tạo tri thức mới
Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
1.Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?
Thảo luận nhóm đôi
- Quan sát tranh.
- Xác định nội dung tranh.
- Đánh giá việc làm của các bạn trong tranh.
Tranh 1: Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.
Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.
2
Đây là việc làm đúng để sách, vở , đồ dùng bền đẹp, gọn gàng.
Tranh 3: Bạn trai làm gãy rời đồ chơi.
3
Bạn chưa biết bảo quản, giữ gìn đồ chơi, …
Tranh 4: Bạn trai đang bao bìa cho sách vở của mình.
5
Đây là việc làm đúng để sách, vở sạch, đẹp, dùng được lâu.
Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm, ô lên giá.
5
Đây là việc làm đúng để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, đồ dùng bền đẹp.
Trong nhiều trường hợp, việc tự trang trí cho đồ dùng cá nhân vừa để đồ dùng thêm đẹp, vừa thể hiện được năng khiếu, sở thích bản thân nhưng trong trường hợp này, việc làm của bạn nữ là không thích hợp: trang trí cặp sách bằng bút dạ vừa không đẹp, vừa rất dễ bị loang, khiến cho cặp sách của mình trở nên lem luốc.
Kết luận
Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
Thảo luận nhóm 4
- Đề xuất, chia sẻ những việc cần làm nhằm bảo quản đồ dùng cá nhân một cách hiệu quả.
Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Giặt quần áo, lau giày dép,…
- Xếp giày dép lên kệ gọn gàng.
Xếp quần áo và để vào tủ khi phơi khô, …
Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Việc bảo quản đồ dùng cá nhân trước hết phải bắt đầu từ ý thức của mỗi người.
- Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau.
Kết luận
Hoạt động 3: Vì sao cần bảo quản đổ dùng cá nhân?
3. Vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân?
-Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới bền, đẹp và sử dụng được lâu dài.
- Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập của mình.
- Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình.
Vì sao cần bảo quản đổ dùng cá nhân?
Củng cố
- Em đã học được điều gì qua bài học?
- Thực hiện những điều đã học.
Chuẩn bị cho tiết học tuần sau
- Bìa bao giấy và bìa bao nhựa để tập bao bìa sách, vở.
- Nhớ lại những việc đã làm để bảo quản một số đồ dùng cá nhân cụ thể như: đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, cặp sách,...), đồ chơi, giày dép, trang phục.
Nhận xét
Tuyên dương
Bài 3:
Bảo quản đồ dùng cá nhân
(Tiết 2)
Môn: Đạo đức
Nghe bài hát
Sách bút thân yêu ơi!
KHỞI ĐỘNG
Luyện tập
1. Nhận xét về việc làm của Cốm. Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?
Bố tặng cho bạn Cốm con gấu bông mới. Bạn Cốm lập tức vứt chiếc ô tô nhựa cũ đi và chỉ chơi với con gấu bông mới mà thôi.
1. Nhận xét về việc làm của Cốm.
Bạn Cốm đã không biết giữ gìn đồ chơi của mình. Nếu hôm khác cần chơi ô tô thì bạn sẽ không còn ô tô để chơi nữa.
-Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?
- Không vứt bỏ đồ chơi cũ khi có đồ chơi mới; tặng đồ chơi cũ cho bạn khác; cùng chơi cả đồ chơi cũ và đồ chơi mới; cất đồ chơi cũ vào hộp để khi khác lấy ra chơi,..
Nhận xét
Tranh 1: Bạn Tin cất giữ cẩn thận quần áo ấm khi mùa đông hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quần áo này nữa.
Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đồ chơi. Bạn chưa bảo quản tốt tập, sách.
Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình. Bạn giúp xe luôn sạch sẽ, bền, đẹp.
Nhận xét
3. Sắm vai Tin xử lí tình huống:
Tranh vẽ gì?
Sắm vai theo tình huống:
Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết.
Nhóm 2
Vài nhóm đóng vai
Nếu em là Tin em sẽ làm gì khi giày bị lấm bẩn?
Nếu em là Tin em sẽ nhờ mẹ giặt sạch sẽ để lần sau đi tiếp.
Hoặc em nhờ anh trai hướng dẫn cách giặt giày sạch sẽ hơn.
Nhận xét
Cách làm sạch giày dép đơn giản
Cách 1: Làm sạch giày trắng với giấm và baking soda
Cách thực hiện:
- Trộn baking soda với giấm theo tỷ lệ 2:3. Sau đó, cho một chút nước ấm để có hỗn hợp đặc sệt.
- Dùng bàn chải mềm nhúng vào hỗn hợp và chà lên bề mặt giày. Tiếp đến, bạn rửa lại bằng nước sạch như bình thường rồi đem phơi khô.
Cách 2. Sử dụng kem đánh răng
Cách thực hiện:
- Pha xà phòng với nước ấm để được một hỗn hợp tẩy rửa loãng.
- Dùng kem đánh răng bôi lên vết bẩn trên giày. Tiếp đến, bạn dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp xà phòng – nước ấm kể trên để chà mạnh.
Sau khoảng 3 – 5 phút, mọi vết bẩn cứng đầu trên giày trắng sẽ biến mất. Bạn chỉ cần dùng vải lau sạch bọt và phơi khô giày là xong.
Cách 3. Chà chanh lên giày trắng
Cách thực hiện:
Bạn cắt ngang quả chanh rồi dùng miếng chanh vừa cắt chà trực tiếp lên vết bẩn. Bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt chanh, thoa lên chỗ bám đất, bám bùn,… rồi dùng bàn chải chà mạnh.
Cứ để như vậy trong khoảng 20 phút để axit trong chanh phát huy tác dụng. Cuối cùng, bạn nhớ giặt lại giày bằng nước lạnh nhé.
VẬN DỤNG
Tập bao sách vở
Thi bao sách vở
Bạn nào làm nhanh, đúng và có sản phẩm đẹp nhất sẽ được khen thưởng.
Nhận xét
Khen thưởng
Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
Chia sẻ cách bạn bảo quản đồ dùng cá nhân.
-Em cất sách vở đã học xong lên giá sách.
-Em bảo quản sách vở luôn phẳng phiu.
-Em cất đồ chơi gọn gàng, cẩn thận vào trong tủ đựng đồ chơi.
Những việc em nên làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:
Nhắc nhở bạn bè và người thân cùng bảo quản đồ dùng cá nhân.
Củng cố
Ghi nhớ
Dặn dò
- Về nhà thực hành bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Tiết sau: Bảo quản đồ dùng gia đình.
Kết thúc tiết học
nguon VI OLET