1
MÔN GDCD 6_BỘ SÁCH KNTT
GV: NINH THỊ TÌNH
Bài 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(2 tiết)
Những hành vi, việc làm thể hiện lòng yêu thương con người
Những hành vi, việc làm không thể hiện lòng yêu thương con người
- Chăm sóc bố mẹ khi đau ốm.
- Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
- Giúp đỡ bạn nghèo.
- Dắt một bà cụ qua đường.
- Giúp bạn bị tật nguyền.
- Giúp đỡ người khác vì lợi ích cá nhân.
Lạnh nhạt thờ ơ trước đau khổ của người khác.
Chế giễu người tàn tật.
Bao che cho kẻ làm điều ác.
Nêu biểu hiện của lòng yêu thương con người và không thể hiên lòng yêu thương con người
I. Khởi động
TRÒ CHƠI: AI NHANH HƠN
1. Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng.
2. Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được?
II. Khám phá
1. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
ĐỌC THÔNG TIN
Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh, ham học nhưng nhà nghèo không được đi học, Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.
(Phỏng theo Các vị trạng nguyên, bảng nhãn,
thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam,
NXB Văn hóa – Thông tin, 2006)
PHIẾU BÀI TẬP
(THẢO LUẬN NHÓM)
 
Câu 1: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

Câu 2: Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
.............................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
PHIẾU BÀI TẬP
(THẢO LUẬN NHÓM)
 
Câu 1: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

Câu 2: Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực để thi đỗ Trạng nguyên: Tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.
Siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.
1. Khái niệm:
- Siêng năng: Là đức tính của con người thể hiện ở cần cù, tự giác,miệt mài làm việc thường xuyên và đều đặn
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
1. Khái niệm:
Siêng năng là đức tính của con người thể hiện ở cần cù, tự giác,miệt mài làm việc thường xuyên và đều đặn
Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn





THẢO LUẬN NHÓM
Quan sát tranh và
trả lời câu hỏi

1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?
2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?
TEAM WORK
PHIẾU BÀI TẬP (THẢO LUẬN NHÓM)
 
1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?
2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?
TEAM WORK
PHIẾU BÀI TẬP (THẢO LUẬN NHÓM)
 
1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?
2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?
Nhóm 1: Học tập, nhóm 2: Lao động, nhóm 3: Hoạt động xã hội...thể hiện siêng năng, kiên trì
Chia lớp ra thành ba đội
Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng phụ trong 5’
Đội nào viết được nhiều biểu hiện sẽ được 10 điểm.
TRÒ CHƠI: “Tiếp sức”
TEAM WORK
Trò chơi “tiếp sức”
 
Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập:
TEAM WORK

Trò chơi “Tiếp sức”
 
Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập:
b. Biểu hiện:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài ...
+ Trong lao động: làm việc nhà, miệt mài với công việc ...
+ Trong hoạt động xã hội: đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường ...
* Tìm câu tục ngữ, ca dao về siêng năng kiên trì:
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Cần cù bù thông minh
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay
- Bới đất nhặt cỏ
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Dẫu rằng chí thiểu tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
Nêu ví dụ về siêng năng, kiên trì mà em biết
3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Đọc các trường hợp sau và
trả lời câu hỏi
1. Hoa mới theo bố mẹ chuyển từ quê lên Hà Nội học. Thời gian đầu chuyển cấp học và môi trường mới còn bỡ ngỡ nên Hoa học môn Tiếng Anh chưa tốt, không nản lòng. Hoa đã lên kế hoạch mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh. Cuối tuần, bạn ra Hồ Gươm mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Kiên trì từng ngày, chỉ sau một học kì, trình độ Tiếng Anh của Hoa đã tiến bộ rõ rệt.
2. Vân có số cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, Vân quyết tâm giảm cân. Hàng ngày Vân dậy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mưa giá lạnh, Vân vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, Vân thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế đồ ăn ngọt, ăn ít tinh bột, nhiều rau xanh, hoa quả … Nhờ siêng năng, kiên trì tập luyện kết hợp với ăn uống khoa học, Vân đã giảm cân và có ngoại hình cân đối.
Theo em, sự siêng năng kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại điều gì cho hai bạn?
3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì:
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
Em hãy thực hiện một việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong gia đình và chia sẻ trước lớp.
Em hãy thực hiện một hành động hay một lời nói cụ thể thể hiện siêng năng, kiên trì ngoài xã hội.

Ho?t d?ng: Th?c hi?n hănh d?ng siíng nang, kiín tr�.


III. Luyện tập
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi




TÌNH HUỐNG 1
TÌNH HUỐNG 2
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG




IV. Vận dụng
? Em hãy sưu tầm câu chuyện kể về sự siêng năng, kiên trì của một bạn học sinh mà em biết. Sau đó thiết kế và đăng trên tờ báo tường của lớp để chia sẻ tấm gương đó với các bạn.
? Em hãy nêu những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân và lập – thực hiện kế hoạch để khắc phục
nhược điểm này.
Xin chào và hẹn gặp lại!
nguon VI OLET