Bài 3: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Giáo viên: Đào Thị Thúy
Trường THPT Thanh Hà
II. CÔNG AN NHÂN DÂN
“Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam
a.Tổ chức của công an nhân dân (CAND)
CAND đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng; Sự thống lĩnh của chủ tịch nước; Sự thống nhất quản lý của Chính phủ ; Sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công An.
Gồm 2 lực lượng: An ninh và cảnh sát.
b. Hệ thống tổ chức Công an nhân dân
- Bộ Công an.
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh
- Công an xã, phường, thị trấn
Theo Nghị định 01/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an thì Bộ này không còn tổ chức cấp Tổng cục
Văn phòng Bộ Công an; Cục Đối ngoại; Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp; Cục Khoa học chiến lược  và lịch sử Bộ Công an; Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Cục Tổ chức Cán bộ;  Cục Đào tạo; Cục Công tác đảng, công tác chính trị; Cục Truyền thông CAND; Cục Kế hoạch tài chính; Thanh tra; Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục An ninh điều tra; Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Văn phòng cơ quan CSĐT; Cục CSĐTTP về TTXH; Cục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu; Cục CSĐTTP về ma túy; Cục CSQLHC về TTXH; Cục CS PCCC và cứu hộ, cứu nạn; Cục CSGT; Viện Khoa học hình sự; Cục CSQL trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục CS quản lý giam giữ tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng; Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh CSCĐ; Cục Công nghệ Thông tin; Cục Y tế; Cục Hậu cần và một số các Cục và có một số các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.Các đơn vị cấp Cục của Bộ Công an trên cơ sở Nghị định 01 của Chính phủ sẽ bao gồm cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, thanh tra, cơ quan nghiên cứu chiến lược và các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an.
Ngoài ra còn có các đơn vị nghiệp vụ khác trong các lực lượng An ninh, tình báo, cảnh sát; các trường học, học viện, bệnh viện…

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
a/ Bộ Công an
Là đơn vị thuộc Chính phủ do
Bộ trưởng Bộ công an đứng đầu
Chức năng: quản lý nhà nước
về bảo vệ ANQG, TTATXH,
xây dựng nền ANND và các LLVT
Thượng tướng
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
b. Cục An ninh điều tra
  Là cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an
Chức năng: điều tra các tội phạm
xâm phạm an ninh quốc gia
và các tội phạm khác.
  Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra
từ ngày 10 tháng 8 năm 2018 đến nay
là Thượng tướng, Thứ trưởng
Bùi Văn Nam.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
c. Cục Cảnh sát quản lí hành chính về TTXH
- Chức năng: Quản lý NN về AN,TT
đối với ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện và dịch vụ bảo vệ
về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
quản lý con dấu; quản lý TT công cộng
- Nhiệm vụ: Chỉ đạo, hướng dẫn
lực lượng Cảnh sát quản lý hành
chính về TTXH tiến hành các biện
pháp công tác phòng ngừa, phát hiện,
đấu tranh chống tội phạm theo
quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
Đại tá Trần Quốc Sáng
Cục trưởng Cục Cảnh sát
quản lí hành chính về TTXH
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
d. Cục Hậu cần
Là cơ quan tham mưu đảm bảo về mặt hậu cần, cơ sở vật chất cho các lực lượng của Bộ Công an.
e. Cục Y tế
Chức năng nhiệm vụ xuyên suốt là tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác y tế trong toàn lực lượng CAND

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
g. Bộ Tư lệnh cảnh vệ

Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, nhà nước, các đoàn khách, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam an toàn tuyệt đối.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
h. Thanh tra
Nhiệm vụ: Thanh tra, kiểm tra,
giải quyết các vi phạm pháp luật
trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước của ngành công an.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
i. Văn phòng
Là cơ quan tham mưu giúp
thủ trưởng Bộ Công an
nắm chắc tình hình, nghiên
cứu, đề xuất những chủ
trương, giải pháp về mọi
mặt của ngành công an.
Thiếu tướng Lương Tam Quang
Chánh văn phòng Bộ Công an
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân
k. Công an xã
Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở…, bố trí tại các xã và thị trấn - nơi không bố trí được lực lượng công an chính quy - để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
3. Cấp hiệu, phù hiệu, quân hiệu của Công an nhân dân Việt Nam
a. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật
Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn
b. Công an hiệu, cấp hiệu của CAND
Chọn câu hỏi đúng trả lời :
Công an nhân dân gồm những lực lượng nào ?

A. An ninh và cảnh sát b. An ninh

C. Cảnh sát d. Biên phòng
Cơ quan nào đứng đầu trong hệ thống tổ chức của CAND ?

a. Công an huyện. B. Bộ công an.

c. Công an tỉnh. d. Công an TP
Chức vụ nào cao nhất trong Bộ công an?

a. Giám đốc b. Thứ trưởng.

c. Bộ trưởng. d. Thủ trưởng


Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay là ai ?

a. Võ Nguyên Giáp b. Phùng Quang Thanh

c. Lê Hồng Anh d. Tô Lâm

Bộ công an có chức năng gì ?

a. Quản lí nhà nước về bảo vệ an nhinh quốc gia.

b. Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội .

c. Xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an .

d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Hãy cho biết Sĩ quan nghiệp vụ có mấy cấp và mấy bậc ?

a. 3 cấp và 4 bậc b. 3 cấp và 12 bậc

c. 4 cấp và 12 bậc c. 4 cấp và 4 bậc
Hãy cho biết Sĩ quan có mấy mấy cấp ?




a. 3 cấp và 3 bậc b. 3 cấp

c. 3 Bậc c. 4 cấp và 4 bậc
Hãy cho biết Hạ sĩ quan có mấy mấy bậc ?

a. 3 cấp và 3 bậc b. 3 bậc

c. 3 cấp c. 4 cấp và 4 bậc
CÔNG AN NHÂN DÂN
“Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
nguon VI OLET