TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
MÔN GDCD 7
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỤY HỒNG QUỲNH LIÊN
Kiểm tra bài cũ:


1-Thế nào là tính trung thực? Bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện đức tính trung thực?

2-Tại sao nói trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người? Em hãy phân tích câu “Cây ngay không sợ chết đứng”
BÀI 3 TỰ TRỌNG
Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Tiết 3
1. Khái niệm:
Tự trọng là biết coi trọng giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
2. Biểu hiện:
Cư xử đàng hoàng, đúng mực
Biết giữ lời hứa
Luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở chê trách.
Tìm những hành vi thể hiện sự tự trọng trong cuộc sống?
Tìm những hành vi thiếu tự trọng trong cuộc sống?
Biểu hiện
Tự trọng
Thiếu tự trọng
- Không quay cóp;
- Giữ lời hứa;
- Dũng cảm nhận lỗi;
- Giữ chữ tín;
- Cư xử lịch sự;
- Ăn mặc lịch sự,…
- Sai hẹn;
- Sống buông thả;
- Không sửa lỗi;
- Nịnh bợ;
- Nói dối;
- Ăn mặc lôi thôi;
- Nói tục, chửi thề,…
Chuyện cái vé và lòng tự trọng
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: 
“Người lớn: $10.00 
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí” 
Đọc xong, ông nói với người bán vé: 
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. 
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. 
– Vâng. 
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. 
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

Em có nhận xét gì về hành động của người bố? Câu chuyện trên dạy ta bài học gì?
3. Ý nghĩa
Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Nâng cao phẩm giá, uy tín của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?
- Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.
- Phải nghiêm khắc với bản thân.
- Phải tôn trọng lẽ phải.
- Phải tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân.
- Phải thực hiện tốt câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đúng hứa, đúng hẹn”; luôn trung thực với người khác và với chính mình.
- Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.
- Sống chuẩn mực,
- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
TÌM MỘT SỐ CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ LÒNG TỰ TRỌNG
0
Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời………….
nhất ngôn
Mua ….. ba vạn, bán …..ba đồng.
danh
0
Đói cho sạch,……..cho thơm
rách
Danh ngôn
“Chỉ có tính tự lập và tự trọng thì mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận.
CÂU NÓI KHÔNG CÓ TÍNH TỰ TRỌNG

Mặt trơ trán bóng

Đói ăn vụng ,túng làm càn

Bài tập: Em hãy cho biết những hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao?

A- Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp không nhìn bài của bạn
B- Dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.
C- Nếu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, N vui vẻ nhận lỗi nhưng chẳng mấy khi sửa chữa.
D- Chỉ bài kiểm tra nào được điểm cao T mới đem khoe với bố mẹ còn bài nào điểm kém thì đem giấu đi.
E- Đang đi chơi cùng bạn, L rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả.
VỀ NHÀ
-Học bài
-Làm BT b SGK/12
nguon VI OLET