MÔN: VẬT LÝ 7
Giáo viên: Hu?nh Th? Dung
Năm học: 2021 - 2022
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH
ÔN BÀI CŨ
1. Hãy phát biểu nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
2.Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
ÔN BÀI CŨ
3.Trong hình các hình vẽ sau, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2) và từ không khí (1) vào không khí (2)


ÔN BÀI CŨ
4. Có mấy loại chùm sáng?
a/ Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b/ Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c/ Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Ban ngày trời nắng, không có mây, ta nhìn thấy bóng của một cột in rõ nét trên mặt đất. Khi có một đám mây mỏng che khuất Mặt Trời thì bóng đó bị nhoè đi. Vì sao có sự biến đổi đó?
Mặt Đất
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG VÀ ỨNG DỤNG
ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Tiêt 2+3.CHỦ ĐỀ:
B. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Bóng tối – Bóng nửa tối
1-Thí nghiệm :
Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 3.1 và tìm hiểu thông tin phần thí nghiệm 1/Tr 9SGK. Trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu mục đích thí nghiệm.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ nào?
? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm ra sao?
? Dự đoán hiện tượng xảy ra?



Nhiệm vụ 2: Quan sát thí nghiệm mô phỏng hình 3.1 SGK sau đây để hãy chỉ ra vùng tối và vùng sáng trên màn chắn. Giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?
? Nguyên nhân của hiện tượng trên?
Hình 3.1
Vùng sáng: vì nó nhận được ánh sáng từ bóng đèn truyền tới.
Vùng tối: vì nó không nhận được ánh sáng từ đèn do ánh sáng đã bị miếng bìa cản lại.
.
Nguồn sáng
Vật cản
Màn hứng (chắn)
1
2
B. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Bóng tối – Bóng nửa tối
1-Thí nghiệm 1:
C1: (SGK)

? Hoàn thành nhận xét SGK và cho biết bóng tối là gì?
 Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

C1: (SGK)

I. Bóng tối – Bóng nửa tối
2/ Thí nghiệm 2:
B. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

Nhiệm vụ 3: Quan sát hình 3.2và tìm hiểu thông tin phần thí nghiêm 2/Tr 9SGK. Trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu mục đích thí nghiệm.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ nào? Dụng cụ nào khác với thí nghiệm 1.
? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm ra sao?
? Dự đoán hiện tượng xảy ra?
Nhiệm vụ 4: Quan sát thí nghiệm mô phỏng hình 3.2 SGK sau đây để hãy chỉ ra vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
B. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Hình 3.2
1
2
3
Bóng tối
Vùng được chiếu sáng đầy đủ
Vùng bóng nửa tối
-> Vì vùng này chỉ nhận một phần ánh sáng từ bóng đèn truyền tới.
Nhận xét độ sáng của vùng 2? giải thích?
I. Bóng tối – Bóng nửa tối
B. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
2/ Thí nghiệm 2:
C2: (SGK)

? Hoàn thành nhận xét SGK và cho biết bóng nửa tối là gì?
 Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới

Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
Gọi tên 3 vùng trên hình.
Vùng sáng
Vùng tối
Vùng nửa tối
Đây là những hiện tượng tự nhiên gì?
Nhật thực
Nguyệt thực
II. Nhật thực-Nguyệt thực
Hãy mô tả đặc điểm về quỹ đạo quay của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng?

Mặt trăng
Trái Đất
MẶT TRỜI
Hiện tượng nhật thực
II. Nhật thực-Nguyệt thực
1. Nhật thực

Nhiệm vụ 5: Sau khi quan sát hiện tượng nhật thực, cho biết:
? Nhật thực xảy ra khi nào? Vào thời điểm nào?
? Khi nào có Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần?

+ Nhật thực xảy ra vào ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất không cho Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất.
+ Nhật thực một phần hay toàn phần ( hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.
C3: Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?
1. Nhật thực
Trả lời C3 : Nơi có Nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Vì thế đứng ở đó Không nhìn thấy Mặt trời và trời tối lại.
Các hình dạng của Mặt Trăng khi diễn ra Nguyệt thực
II. Nhật thực-Nguyệt thực
2. Nguyệt thực

Nhiệm vụ 6: Sau khi quan sát hiện tượng nguyệt thực, cho biết:
? Nguyệt thực xảy ra khi nào? Vào thời điểm nào?
+ Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm, khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

C4: Hãy chỉ ra trên hình, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có Nguyệt thực?
2
3
1
Mặt Trăng ở vị trí 3 thì người đó sẽ thấy Mặt trăng sáng.
Mặt Trăng ở vị trí 2 thì người đó sẽ thấy Mặt trăng mờ đi.
Mặt Trăng ở vị trí 1 thì người đó sẽ thấy Nguyệt thực toàn phần.
Mặt Trăng ở vị trí giữa 1 và 2 thì người đó sẽ thấy Nguyệt thực một phần.
LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Hiện tượng nhật thực xảy ra là do
A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
C. Mặt Trời bị Trái Đất che khuất. D. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
Câu 2: Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra và không có bóng nửa tối là:
A. ánh sáng mạnh. B. Nguồn sáng nhỏ.
C. màn chắn ở gần nguồn. D. Tất cả các yếu tố trên.
LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Câu 3: Khi có hiện tượng nhật thực xảy ra, vị trí tương đối của Mặt trời, Mặt Trăng, Trái đất là:
A. Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng. B. Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất.
C.Trái đất – Mặt trời – Mặt trăng. D. Mặt trăng – Trái đất – Mặt trời.
Câu 4: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào?
Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
B.Định luật phản xạ ánh sáng
C. Định luật khúc xạ ánh sáng.
D. Định luật ánh sáng

Bài học kết thúc tại đây.
nguon VI OLET