Chương 2: THỜI KỲ NGUYÊN THUỶ

Bài 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Hoạt động khởi động
Hãy nêu tên một truyền thuyết của Việt Nam về sự hình thành loài người
Em hãy kể vắn tắt truyền thuyết đó.
I. Quá trình tiến hoá từ vượn thành người
Hs dựa vào thông tin trong bài học kết hợp các bức ảnh 3.1, 3.2 và 3.3 để hoàn thành bảng sau:
I. Quá trình tiến hoá từ vượn thành người
Một số câu hỏi mở rộng nội dung
+ Làm sao người ta có thể vẽ ra Vượn người ? (dựa vào các bộ xương hoá thạch)
+ Theo em, Vượn người lúc này có phải là con người thực sự chưa ? Vì sao ? (chưa, vì còn lớp lông vượn, đầu to, có leo trèo vì tay chân dài)
+ Quan sát hình 3.3 em thấy người tối cổ khác với Vượn người ở chỗ nào ? (đi thẳng bằng hai chân, biết làm công cụ bằng tay, não lớn…).
- Tại sao não của người tối cổ lớn ? (tạo ra khác biệt với loài vật khác, suy nghĩ nhiều)
- Tại sao họ di chuyển bằng hai chân, hai tay cầm nắm ? (do liên tục di chuyển nhanh để tránh kẻ thù, giảm thiểu sự tăng nhiệt độ quá mức (nhiệt độ mặt đất rất nóng vào ban ngày); mở rộng tầm nhìn từ xa; ở châu Phi khí hậu khô nên rừng thưa, buộc phải “vươn lên”)

Hs cùng làm câu 2
Quan sát hình 3.3, em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở điểm nào ?
các em có biết tại sao có người da vàng, có người da đen, có người da trắng không ?
Em có nhận xét gì về mật độ các màu da trên thế giới qua bản đồ
II. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á
Quan sát trên bản đồ (hình 3.5) kể tên các địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á
+ Người tối cổ xuất hiện ở Đông Nam Á như thế nào ?

+ Hoá thạch đầu tiên của họ được tìm thấy ở đâu ?

+ Em có nhận xét gì về phạm vi phân bố của người tối cổ ở Đông Nam Á ?
Em hãy đọc đoạn tư liệu sau và cho biết: người tối cổ ở Đông Nam Á xuất hiện ở các hải đảo bằng cách nào ? Tại sao người ở Flores bị thấp (lùn) như vậy ?
“Trên hòn đảo nhỏ Flores của Indonesia, những người tối cổ đã trải qua một quá trình ngày càng trở nên… còi cọc. Khi những người đầu tiên đến đảo Flores, mực nước biển còn thấp nên thật dễ dàng di chuyển từ đảo vào đất liền (và ngược lại). Nhưng rồi, mực nước biển dâng cao trở lại, nhóm người này đã bị kẹt lại trên những đảo nhỏ, mà nguồn thức ăn vốn đã rất hạn chế. Người nào có tầm vóc to lớn, cần nhiều thức ăn, chết trước nên nhóm người tối cổ này cứ nhỏ dần đến khi trở thành người lùn với chiều cao tối đa chỉ từ 80 đến 100 cm, nặng không quá 25kg (200.000 – 50.000 năm cách đây). Dầu vậy, họ vẫn có khả năng sản xuất ra những công cụ bằng đá, đôi khi vẫn xoay sở bắt được những con thú (lùn như họ)”.
Trích theo Yuval N. Harari, Lược sử loài người.
Em quan sát hình 3.4 và nhận xét về công cụ của người tối cổ ở An Khê (Gia Lai).
- Người tối cổ xuất hiện sớm ở Đông Nam Á, dấu tích đầu tiên ở Gia-va (Indonesia)
- Ở Việt Nam, người tối cổ xuất hiện ở An Khê (Gia Lai), Thẩm Khuyên – Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai); sử dụng công cụ đá có ghè đẽo thô sơ.
II. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á
nguon VI OLET