BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Phục Hưng là gì?
+ Phục Hưng là làm sống lại nền văn minh văn hóa Hi Lạp, La Mã cổ đại
- Nội dung và mục tiêu của văn hóa Phục Hưng?
+ Văn hóa Phục Hưng là một phong trào đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và giáo hội thiên chúa trên mặt trậnvăn hóa tư tưởng. Mục tiêu của văn hóa Phục Hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người chống lại sự nghèo đói về vật chất và dốt nát về tinh thần.
- Phong trào Phục Hưng có mấy giai đoạn phát triển là những giai đoạn nào?
+ Có ba giai đoạn:Giai đoạn đầu (thế kỷ thứ XIV).
Giai đoạn tiền Phục Hưng (thế kỷ XV).
Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh (thế kỷ thứ XVI).
- Đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng?
+ Thường dùng đề tài tôn giáo, thần thoại. Các họa sĩ đã chú ý đến diễn tả con người cân đối về tỉ lệ có biểu hiện nội tâm sâu sắc xuất hiện nhiều họa sĩ tài năng và uyên bác.
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
- Em hãy cho biết thân thế và sự nghiệp của danh họa Lê-ô-na-đơ Vanhxi?
+ Lê-ô-na -đơ Vanh-xi (1452 – 1520). Ông là họa sĩ – nhà điêu khắc kiến trúc sư nhà lí luận nghệ thuật, ông đã vượt qua những rơi rớt còn lại của thời Trung Cổ và sự thật đạt đến phẩm chất mới, Hình ảnh con người trong tranh ông là sự phối hợp đến cao độ về giải phẫu với hình họa nên rất sống động. Tác phẩm tiêu biểucủa ông như: Chân dung nàng Mô-na Li-da, Buổi họp mặt kín, Đức Mẹ và Chúa Hài đồng.
- Em hãy cho biết thân thế và sự nghiệp của nhà điêu khắc Mi-ken-lăng-giơ?
+ Mi-ken-lăng-giơ (1475 – 1564). Ông là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ và kiến trúc sư nổi tiếng. Ông đã đưa nghệ thuật Phục Hưng đến đỉnh cao. Tác phẩm chính: Đa-vít, Môi-dơ, Nô lệ, tranh tường: Ngày phán xét cuối cùng.
- Em hãy cho biết thân thế và sự nghiệp của danh họa Ra-pha-en?
+ Ra-pha-en (1483 – 1520). Ông là một họa sĩ đầy tài năng ở Phơ-lô-răng-xơ nổi tiếng rất sớm biệt danh là họa sĩ của Đức Giáo hoàng ông vẽ nhiều tranh tường cỡ lớn. Tác phẩm chính: Trường học A-ten, Đức Bà ở nhà thờ Xích-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa.
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
- Nhìn vào tranh em hãy cho thầy biết tên của các tác phẩm, tác giả?
Mô-na li-da
Tranh sơn dầu
của Lê-ô-na đơ Vanh-xi
Đa-vít
Tượng đá cẩm thạch
của Mi-ken-lăng-giơ
Trường học A-ten
Tranh sơn dầu
của Ra- pha- en
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Mô-na li-da
Tranh sơn dầu
của Lê-ô-na đơ Vanh-xi
+ Miêu tả chân dung của một phụ nữ được đặt giữa thiên nhiên và con người được coi là trung tâmcủa vũ trụ. Người phụ nữ với nụ cười kín đáo, bí ẩn khiến các nhà bình luận nghệ thuật tốn không ít giấy mực.
+ Bố cục rất chặt chẽ, họa sĩ đã dùng thiên nhiên làm nền cho tranh vì vậy không bị trống.
+ Màu sắc hài hòa, sắc độ nhẹ nhàng làm cho tranh có không gian và chất da thịt của con người được lột tả.
Em hãy nêu nội dung, bố cục, màu sắc của bức tranh nàng Mô-na Li-da?
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Bữa tiệc cuối cùng
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Đa-vít
Tượng đá cẩm thạch
của Mi-ken-lăng-giơ
Em hãy nêu nội dung, bố cục, màu sắc của tượng Đa-vít?
+Tượng đá cẩm thạch cao 5.5m. Thể hiện một thiếu niên anh hùng trong thần thoại Hi-Lạp có sức mạnh phi thường đã đánh bại Gô-li-át (đại diện cho thế lực phi nghĩa). Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể người.
+Bố cục chặt chẽ. Tuy tượng trong tư thế nghỉ ngơi nhưng sự thay đổi của các trục, tay chân tạo cho tượng sống động.
+Màu sắc: tượng màu xanh cẩm thạch.
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Tượng Môi-dơ
Trên trần Điện Xích-xtin.
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Trường học A-ten
Tranh sơn dầu
của Ra- pha- en
Em hãy nêu nội dung, bố cục, màu sắc của bức tranh trường A-ten?
+ Nổi bật giữa khung cửa vòm là hai nhà triết học thời cổ đại Hi Lạp đại diện cho hai trường phái đối lập nhau.Tiêu biểu cho trường phái duy tâm là Pla-tông đang chỉ tay lên trời tượng trưng cho niềm tin ở Thượng Đế, còn A-ri-xtốt là người đại diện cho trường phái duy vật thì chỉ tay xuống đất nơi cuộc sống đang diễn ra hằng ngày. Xung quanh hai nhà hiền triết là đám đông thính giả.
+ Bố cục chặt chẽ, nhiều hình dáng thay đổi tạo ra sự sống động cho bức tranh.
+ Mầu sắc: gam màu nóng chủ đạo tạo không khí tranh luận căng thẳng giữa hai nhà hiền triết.
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM
Đức Mẹ ở nhà thờ Xích-xtin.
Người làm vườn xinh đẹp
BÀI 30: Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I/ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BA HỌA SĨ Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
+ Lê-ô-na -đơ Vanh-xi (1452 – 1520). Ông là họa sĩ – nhà điêu khắc kiến trúc sư nhà lí luận nghệ thuật, ông đã vượt qua những rơi rớt còn lại của thời Trung Cổ và sự thật đạt đến phẩm chất mới, Hình ảnh con người trong tranh ông là sự phối hợp đến cao độ về giải phẫu với hình họa nên rất sống động. Tác phẩm tiêu biểucủa ông như: Chân dung nàng Mô-na Li-da, Buổi họp mặt kín, Đức Mẹ và Chúa Hài đồng.
+ Mi-ken-lăng-giơ (1475 – 1564). Ông là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ và kiến trúc sư nổi tiếng. Ông đã đưa nghệ thuật Phục Hưng đến đỉnh cao. Tác phẩm chính: Đa-vít, Môi-dơ, Nô lệ, tranh tường: Ngày phán xét cuối cùng.
+ Ra-pha-en (1483 – 1520). Ông là một họa sĩ đầy tài năng ở Phơ-lô-răng-xơ nổi tiếng rất sớm biệt danh là họa sĩ của Đức Giáo hoàng ông vẽ nhiều tranh tường cỡ lớn. Tác phẩm chính: Trường học A-ten, Đức Bà ở nhà thờ Xích-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa.
II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM.
- Chân dung nàng Mô-na Li-da: Miêu tả chân dung của một phụ nữ được đặt giữa thiên nhiên và con người được coi là trung tâmcủa vũ trụ. Người phụ nữ với nụ cười kín đáo, bí ẩn khiến các nhà bình luận nghệ thuật tốn không ít giấy mực.
- Tượng đa-vít: Tượng đá cẩm thạch cao 5.5m. Thể hiện một thiếu niên anh hùng trong thần thoại Hi-Lạp có sức mạnh phi thường đã đánh bại Gô-li-át (đại diện cho thế lực phi nghĩa). Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể người.
- Trường học A-ten: Nổi bật giữa khung cửa vòm là hai nhà triết học thời cổ đại Hi Lạp đại diện cho hai trường phái đối lập nhau.Tiêu biểu cho trường phái duy tâm là Pla-tông đang chỉ tay lên trời tượng trưng cho niềm tin ở Thượng Đế, còn A-ri-xtốt là người đại diện cho trường phái duy vật thì chỉ tay xuống đất nơi cuộc sống đang diễn ra hằng ngày. Xung quanh hai nhà hiền triết là đám đông thính giả.
nguon VI OLET