Bài 36. Metan
Công thức phân tử: CH4
Phân tử khối: 16
 
Bài 36. Metan
II – Cấu tạo phân tử
Công thức cấu tạo của metan:

Giữa nguyên tử cacbon
và nguyên tử hiđro chỉ
có một liên kết. Những
liên kết như vậy gọi là
liên kết đơn.
Ta thấy: trong phân tử
metan có 4 liên kết đơn




















Bài 36. Metan
III – Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi
- Đốt cháy khí metan, dùng ống nghiệm úp phía trên ngọn lửa, sau một thời gian, thấy có các giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm, lắc nhẹ, thấy nước vôi trong ( Ca(OH)2 ) bị vẩn đục, chứng tỏ trong ống nghiệm có khí CO2.



















Bài 36. Metan
III – Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi




Như vậy: Metan cháy tạo thành khí CO2 và hơi nước
Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
Phản ứng trên tỏa ra nhiều nhiệt. Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh


















Bài 36. Metan
III – Tính chất hóa học
2. Tác dụng với clo
Thí Nghiệm: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím




Hiện tượng: Khi đưa clo ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Nhận xét: Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng

Bài 36. Metan
III – Tính chất hóa học
2. Tác dụng với clo



Viết gọn: CH4 + Cl2  CH3Cl (Metyl clorua) + HCl
Trong phản ứng trên, nguyên tử hiđro của metan được thay thế bởi nguyên tử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế
Bài 36. Metan
IV – Ứng dụng
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt, vì vậy nó được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Metan là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + nước cacbonđioxit + hiđro

- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác
Bài 36. Metan
TỔNG KẾT METAN
CH4
Metan có các tính chất sau: tham gia phản ứng cháy, phản ứng thế với clo
Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước
Metan là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp
nguon VI OLET