CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA CHÚNG EM
Kim Hồng
Lan Tường
Phước Đạt
TRƯỜNG THPT BÌNH MINH (2017-2018)
LỚP 11.2
http//.cuakimhong/facebook.com.vn
BÀI 36:
PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I/ CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1/ Tuổi cây và hoocmôn:

a.Tuổi cây:
Ở thực vật, sự điều tiết ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.Tùy vào giống loài, đến một độ tuổi xác định sẽ ra hoa.

b. Hoocmon:
Cây non có nhiều lá, ít rễ, nhiều gibêrelin nhiều hoa đực. (80 – 95%)
Cây non có nhiều rễ phụ, nhiều xitôkinin nhiều hoa cái
Cây vừa có nhiều rễ vừa có nhiều lá  hoa đực, hoa cái bằng nhau.
2/ Vai trò ngoại cảnh:
Điều kiện ngoại cảnh ( ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, CO2, chất khoáng,…)

Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao…  cây sẽ tạo nhiều hoa cái
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiều kali…cây tao nhiều hoa đực.
Cây được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt,thích hợp, tỉ lệ C/N cân đối thúc đẩy sự ra hoa
Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.

- Nhân tố môi trường→ hoocmon thực vật →bộ máy di truyền (ADN) →giới tính của cây

XUÂN HÓA LÀ GÌ??
3/ Hoocmôn ra hoa – Florigen:
A) Bản chất florigen:
Là hợp chất gồm Gibêrelin và antezin  kích thích ra hoa
B) Tác động của Florigen:
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh ra Florigen  kích thích ra hoa
Tác nhân kích thích nở hoa (florigen) có thể truyền qua chỗ ghép, xử lí ra hoa ở cây này thì cây khác cũng ra hoa


4.QUANG CHU KÌ:
Quang chu kì là sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày đêm .
QUANG CHU KÌ LÀ GÌ ?
Phân Loại:
Cây ngày ngắn
Cây ngày dài
Cây trung tính
A) Cây ngày ngắn:

Là những cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
B) Cây ngày dài:
Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
C)Cây trung tính:
Là loại cây ra hoa không phụ thuộc vào qunag chu kì và nhiệt độ.
*Ứng dụng:
5.Phitôcrôm:
Định nghĩa – Bản chất của phitôcrôm:
Định nghĩa: là sắc tố enzim cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm, có ở chồi mầm và chóp của lá mầm
Bản chất: là một loại protein hấp thụ ánh sáng. Tồn tại ở 2 dạng: P660 hấp thu ánh sáng đỏ, có bước sóng 660 nm, kí hiệu là Pđ và P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa, có bước sóng 730 nm, kí hiệu là Pđx .


PHITOCROM LÀ GÌ?
2 dạng này có sự chuyển hóa thuận nghịch:
Sáng, đỏ P660
Tối, đỏ xa.  P730
Trong điều kiện đêm tối, tùy theo loại ánh sáng(đỏ hay đỏ xa), chiếu sáng ở lần cuối cùng mà có sự khác nhau: ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày còn ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày.
Câu hỏi
Vì sao trong điều kiện đêm tối, tùy theo loại ánh sáng(đỏ hay đỏ xa), chiếu sáng ở lần cuối cùng mà có sự khác nhau: ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày còn ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày?
*Gợi ý các kiến thức để trả lời:
1.P730 có tác dụng là kích thích sự ra hoa của cây dài ngày và kìm hãm sự ra hoa của cây ngắn ngày.
2. Ánh sáng đỏ có nhiều vào ban ngày, ánh sáng đỏ xa có nhiều vào ban đêm
3.
 

P660 Sáng, đỏ P730

Tối, đỏ xa
Trả lời:

Đối với cây dài ngày, muốn ra hoa thì phải tăng lượng P730 nên cần lượng ánh sáng đỏ để chuyển hóa P660 sang P730 => ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày(ánh sáng đỏ có nhiều vào ban ngày)
Đối với cây ngắn ngày, muốn ra hoa thì phải giảm tối thiểu lượng P730 nên cần lượng ánh sáng đỏ xa để c/hóa P730  P660 => ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày.
b. Tác động: Phitocrom tác động chủ yếu đến các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng.
c. Đặc tính:
-Đặc tính kích thích(của auxin).
-Đặc tính tổng hợp(của axit nucleic)
-Đặc tính vận động cảm ứng.
II. ỨNG DỤNG
Dùng giberelin tạo điều kiện cho sự ra hoa.
Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) cây ra hoa dễ dàng.
Dùng tia laze helium – neon để chuyển hóa P660 sang P730
Sử dụng hoocmon sinh trưởng giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha để sản xuất rượu, bia.
*Để sản xuất rượu, bia người ta phải biến tính tinh bột từ các loại đại mạch, và một trong những phương pháp phổ biến nhất là thủy phân enzim và hoocmon.
Phương trình:
Giberelin, to
Tinh bột (đại mạch) Dịch đường Bia
(sau khi đã ủ từ 3-4 tuần).

CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1: Phát triển ở thực vật là gì?
A.Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, biểu hiện ở hai quá trình liên quan với nhau là: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau là: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, biểu hiện ở hai quá trình không liên quan với nhau là: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 
Câu 2: Cây ngày ngắn là cây:

 A.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ
 
 B.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ
 
 C.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ

 D.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ
 
Câu 3: Phitôcrôm có những dạng nào?
A.Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 560nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 630nm.

B.Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 630nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 760nm.

C.Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 730nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 660nm.

D.Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 730nm.

 
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
nguon VI OLET