TÌNH HÌNH VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG THẾ KỈ XVI- ĐẦU THẾ KỈ XVIII
Ş 36
GIỚI THIỆU
Ở các thế kỉ XVI – XVIII, đời sống văn hoá, tư tưởng ở nước ta có nhiều chuyển biến. Nho giáo tuy vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn giữ vai trò độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo có phần được phục hồi. Thiên chúa giáo được du nhập và truyền bá, chữ Quốc ngữ xuất hiện, các tín ngưỡng dân gian, văn hoá, văn học, nghệ thuật dân gian phát triển mạnh.

BÀI HỌC GỒM:

Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
Giáo dục và thi cử
Văn học và nghệ thuật
Khoa học- kỹ thuật
1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Nho giáo: nhìn chung vẫn còn giữ được địa vị thống trị trong xã hội.
Phật giáo, đạo giáo và tín ngưỡng dân gian: có điều kiện phục hồi và phát triển. Nhiều chùa chiền, đền miếu, am, quán được khôi phục và xây mới.
Chùa Bút Tháp
Chùa Thiên Mụ
Chùa chuông
Thế kỉ XVII, đẩy mạnh truyền bá đạo Thiên chúa.
Chúa Nguyễn và chúa Trịnh ban đầu tỏ ra thân thiện với các nhà truyền giáo nhưng sau thì thi hành những chính sách cấm đạo.
Chữ Quốc ngữ:
- Các giáo sĩ phương Tây vào nước ta truyền đạo đã học tiếng Việt để giảng đạo và dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.
Cho đến giữa thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của cuốn từ điển Việt - Bồ - La-tinh và cuốn Giáo lí cương yếu bằng tiếng Việt, có thể coi chữ Quốc ngữ đã ra đời.
Mãi đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới chính thức trở thành chữ viết của dân tộc Việt Nam.

Alexandre de Rhodes
Từ điển Việt - Bồ - La-tinh
Câu hỏi củng cố
1.Những biểu hiện nào chứng tỏ trong các thế kỉ XVI – XVIII, Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác được phục hồi và phát triển?
2.Thiên Chúa giáo bắt đầu được du nhập vào nước ta khi nào và ở đâu?
3.Cùng với sự du nhập của Thiên Chúa giáo là sự ra đời của chữ Quốc ngữ, vì sao?
2.Giáo dục và thi cử
Từ thế kỉ XVI trở đi, mặc dù tình hình chính trị không ổn định, nhưng việc giáo dục và khoa cử theo hệ thống Nho giáo vẫn được duy trì tương đối liên tục.
Từ đó về sau, cứ ba năm, nhà Mạc mở một khoa thi lấy đỗ tổng cộng 385 tiến sĩ, trong đó có Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585, tức Trạng Trình) và bà Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam.
Triều Lê trung hưng tiếp nối truyền thống của nhà Lê sơ trước đây, bên cạnh hình thức thi cử chính quy, còn tổ chức các kì thi chế khoa, khoa sĩ vọng lấy đỗ 851 tiến sĩ. Trong số những người đỗ đạt cao, có nhiều người tài giỏi và có cống hiến lớn cho đất nước. Tuy vậy, nội dung giáo dục ngày càng khuôn sáo, việc tổ chức thi cử nặng về hình thức và gian lận công khai nên chất lượng giáo dục ngày một suy giảm.
Ở Đàng Trong, hình thức khoa cử xuất hiện muộn và không được chú trọng như Đàng Ngoài.
Họ Nguyễn quan tâm hơn đến kiến thức thực tế và tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua hình thức tiến cử.
Quan lại xưa
Câu hỏi củng cố 
Em có nhận xét gì về tình hình khoa cử thời Mạc, tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê trung hưng?
3. Văn học và nghệ thuật

Chữ Nôm
Tuy vậy, nét nổi bật của văn học giai đoạn này là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ Nôm, trong đó đặc biệt là những truyện Nôm khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sach, Tống Trân – Cúc Hoa…
Trê cóc
  Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi và phát triển của các loại hình nghệ thuật diễn xướng và tạo hình cổ truyền.
Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào, hát quan họ, hát trống quân… hết sức phong phú, đa dạng, phản ánh sinh động đời sống và ước vọng của nhân dân.
Hát chèo
Hát quan họ

Hát xoan ở hội

Nhiều đình, chùa và các công trình kiến trúc đương thời còn lưu giữ được các tác phẩm điêu khắc gỗ diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở làng quê như chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đánh cờ, đi cày, tắm ao…
Uống rượu

Tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay( Chùa Bút Tháp-Bắc Ninh)
Tượng được tạc vào năm 1656. Bố cục hết sức tinh khéo, diễn tả vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại của người phụ nữ. Trên bức tượng, các cánh tay xoè ra uyển chuyển như động tác múa và những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang toả ra xung quanh. Bức tượng là hình ảnh của bàn tay và khối óc, của lao động và trí tuệ, là biểu tượng của sức sống và sự vươn lên của con người.
4. Khoa học- kỹ thuật

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của thời kỳ này là sự xuất hiện nhiều công trình sử học lớn như Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương, Ô châu cận lục của Dương Văn An, Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)…
Đặc biệt, Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên khởi thảo từ thế kỉ XV, rồi được các sử thần triều Lê sau này bổ sung và hoàn chỉnh. Sách được khắc in vào năm Chính Hoà thứ 18 (1697) và trở thành bộ quốc sử tiêu biểu nhất của Việt Nam thời phong kiến.
    Khoa học quân sự thế kỉ XVI – XVII cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng về cả hai phương diện lí luận và thực tiễn với sách Hổ trướng khu cơ và công trình luỹ Thầy của Đào Duy Từ.
Ở giai đoạn này, kỹ thuật đúc súng và đóng các loại thuyền chiến có trang bị đại bác của Đàng Trong được nâng cao thêm một bước do sự tiếp thu và vận dụng kỹ thuật của phương Tây.
Súng đúc thế kỉ XVI-XVII
Câu hỏi củng cố

1. Vì sao Nho giáo lại mất dần vị trí độc tôn, trong khi đó Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian khác lại có điều kiện phục hồi và phát triển?
2. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVIII?
3. Những thành tựu nổi bật nhất trong các lĩnh vực sử học và khoa học quân sự giai đoạn này?
Chúc các bạn học tốt!
nguon VI OLET