TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
ĐỊA LÍ TỈNH SƠN LA
I. Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.
Mường la
TP Sơn la
Thuận Châu
Bắc Yên
Phù Yên
Mộc Châu
Mai Sơn
Sông Mã
Sốp Cộp
Yên Châu
Quỳnh Nhai
Vân
Hồ
Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái : Vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình Sơn La. Trong đó:
- Cao nguyên Mộc Châu: Cao 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận ôn đới có nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C. Đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch.
- Cao nguyên Nà Sản: Cao 800 m so với mực nước biển, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả

II,ĐỊA HÌNH
III, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1, KHÍ HẬU
Sương muối
Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô(từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều( từ tháng 4 đến tháng 9) . Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm từ 1200-1600 mm; độ ẩm không khí trung bình năm là 81%.
Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.
Lũ quét
2, SÔNG NGÒI

-Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: sông Đà và sông Mã chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam
Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
- Ý nghĩa : cung cấp nước cho tưới tiêu, sản xuất; sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và xây dựng hồ thuỷ điện ( thuỷ điện Sơn La)
- Gồm có : + Đất feralit đỏ vàng (89,7%), phân bố chủ yêu ở đồi núi thấp
+ Đất mùn trên núi ở vùng núi cao phía Nam
b, Tài nguyên sinh vật :
Thực vật : Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu...
Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ .
3. Thổ nhưỡng và tài nguyên sinh vật
a, Thổ nhưỡng : Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405,500 ha
C,Khoáng sản
 Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý như niken, đồng ở bản Phúc - Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan - Tà Phù (Mộc Châu); manhêrit - bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu), than (Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ ngân, sắt có thể khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát...Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ.


IV,DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG


Dân số ở Sơn La tính đến năm 2015 là khoảng 1.195.107 người. Mật độ dân số Sơn La tính đến thời điểm năm 2012 là 81 người/km2. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khá cao (1,38%)
Theo kết quả điều tra dân số tính đến thời điểm năm 2002, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó người Thái chiếm 54,2% số dân toàn tỉnh. Tiếp đến là người Kinh (18,37%), người Mông (12,02%), người Mường (8,12%), người Dao (2,5%), người Khơ Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa .
Dân cư phân bố không đều . Tập trung dọc theo trục đường quốc lộ 6 và nhiều đo thị lớn(thị xã, thị trấn)
V,KINH TẾ
1. Nông – lâm – ngư nghiệp
Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được là : Chè đặc sản sản chất lượng cao trên cao nguyên Nà Sản và Mộc Châu. Là một tỉnh có tiềm năng chăn nuôi gia súc gia cầm đặc biệt là đàn bó sữa đã được chăn nuôi thuần hóa trên 40 năm nay đang ngày càng phát triển mở rông được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa bò thịt chất lượng cao.
Các loại cây phổ biến như : bông ,mía , lạc,cao su, nhãn , xoài ,na , ....

b, Thủy sản
Trước năm 2015 toàn tỉnh có một số hợp tác xã thủy sản đến nay toàn tỉnh có 19 hợp tác xã phát triển thủy sản số lồng nuôi cá trên lồng hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La tăng nhanh chóng hết tháng 9 năm 2016 có 2.297 lồng nuôi cá với thể tichs 192.804m3 mỗi lồng tương đương 80m3. So với cùng kì năm trước số lồng bè tăng 188.9%(150.2 lồng) thể tích tăng 174.4% (122.528 lồng )
Ngoài nuôi cá lồng diện tích cá nuôi ao hồ nhỏ cũng tăng đáng kể đạt 2.553 ha tăng 1,8% so với cùng kì năm 2015 (46 ha)
c, Lâm nghiệp
Độ che phủ rừng đạt 44% diện tích rừng tự nhiên .
2. Công nghiệp
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong tháng gồm : nước máy: 890 nghìn m3; đá các loại: 101,4 nghìn m3; gạch nung các loại: 18.147 nghìn viên; xi măng: 37.000 tấn; đường: 5.000 tấn; sữa tươi tiệt trùng: 5.028 nghìn lít; điện thương phẩm: 49 tr.Kwh.
Về quản lý vận hành các công trình thủy điện nhỏ: tính đến tháng 05/2017, tỉnh Sơn La có 58 dự án thủy điện trong quy hoạch thủy điện nhỏ (đang trình Bộ Công Thương bổ sung 3 dự án: Chiềng Muôn, Hồng Ngài, Nậm Chim); 38 công trình đã hoàn thành đi vào phát điện, tổng công suất lắp máy là 446,5 MW; tổng vốn đầu tư là 10.835 tỷ đồng.
3.Dịch vụ :
Một trong những hoạt động dich vụ đang có vai trò quan trọng nhất của tỉnh Sơn La là du lịch
. Nằm trong hành trình du lịch Tây Bắc, vùng Mộc Châu là cửa ngõ chính nối khu vực Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và có những lợi thế so sánh nổi trội về vị trí, điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên ban tặng cùng những nét văn hóa đặc sắc. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu du lịch quốc gia sẽ tạo điều kiện cho Mộc Châu có nhiều điều kiện để trở thành một trọng điểm du lịch của cả nước đến năm 2020. Sơn La còn có những địa chỉ hấp dẫn dành cho du khách phải kể đến là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; di tích lịch sử Hang Bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440… Thêm một lựa chọn dành cho du khách khi đến với Sơn La đó là tour du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí về một miền văn hóa sông nước, hai bên hồ thấp thoáng bóng nhà sàn của những bản tái định cư…

Ngoài ra, Sơn La còn được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em với lễ hội như: Lễ hội mợi, lễ kéo si, lập tịnh, lễ hội hoa ban, xíp xí, cầu mưa, cầu mùa...; cùng các trò chơi dân gian như: đua thuyền, tung còn, ném pa pao, bắn nỏ, giã bánh dầy, kéo co, đẩy gậy, đánh tu lu, rồng ấp trứng, tó mak lẹ...; các điệu xòe, múa xạp, múa nón, múa khèn, múa ô, nhảy tha kềnh, múa chuông, múa cống tốp, au eo...
VI,PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Cần trồng cây gây rừng , phủ kín đát trống, đồi chọc , làm tăng diện tích rừng tự nhiên, chống xói mòn đát , thiên tai lũ lụt
Khai thác hợp lý , có kế hoạch các tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
- Chống ô nhiễm đất ,nước ,không khí; xử lý rác thải hợp lý .

Nguyễn Trang Nhung
Nguyễn Trung Hiếu
Hoàng Thuỳ Linh
Phạm Thanh Ngân
Lê Hữu Quân
Lê Nguyễn Hà My
Mai Quỳnh Phương
Nguyễn Danh Duy
Hoàng Hải Yến
Đinh Văn Dương
Hoàng Khánh Phúc
Tên các thành viên nhóm em
12. Bùi Bảo Tín
13. Đỗ Huyền Trang
14. Nguyễn Mai Phương
15. Nguyễn Hải Anh
16. Hà Trọng Nghĩa
nguon VI OLET