TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH LỚP 12A4-6
Giáo viên: Phương Quốc Oai
LỊCH SỬ
2021-2022
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Bài 4
MIENMA
ĐNA. LỤC ĐỊA
THÁI LAN
LÀO
CAMPUCHIA
VIỆT NAM
MALAIXIA
SINGAPORE
INDONESIA
BRUNEY
PHILIPPINE
ĐÔNG TIMO
ĐNA. BIỂN ĐẢO
Trong những năm CTTG II: trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- 8 - 1945, nhiều nước giành chính quyền độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ,
Sau 1945, thực dân quay lại tái chiếm, ĐNA tiếp tục đấu tranh và lần lượt giành độc lập:
Năm 1949, Hà Lan phải công nhận cộng hòa của Liên bang Inđônêsia và ngày 15.8.1950 Cộng hòa Inđônêsia thống nhất ra đời.
Philippin (4/7/1946), Miến Điện (4.1.1948), Mã Lai (31.8.1957), quyền tự trị của Singapore (3.6.1959),
Brunây (1.1984). Đông Timo tách khỏi Inđônêsia (8.1999), 20 – 5 – 2002, trở thành quốc gia độc lập.
Việt, Lào, Campuchia: tiếp tục chống Mĩ đến năm 1975 mới giành được độc lập.
b) Lào (1945 - 1975)
Ngày 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập.
- Tháng 3/1946: Pháp trở lại xâm lược
+ 1954: Hiệp định Giơnevơ được ký kết, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào.
 - 1954 - đầu những năm 70: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, giải phóng 4/5 diện tích lãnh thổ.

+ 2/1973: Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn.
+ 12/1975: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập.
c) Campuchia (1945 - 1993)
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Giai đoạn hòa bình trung lập (1954 - 1970).
- Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970 - 1975).
- Giai đoạn nội chiến chống Khơ-me Đỏ (1975-1979).
- Giai đoạn nội chiến (1979 - 1993).
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN: Hướng dẫn hs lập bảng về 2 chiến lược phát triển của nhóm
b) Nhóm các nước Đông Dương + c) Các nước khác ở Đông Nam Á ( Đọc thêm)

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
a) Sự thành lập
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC.
=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.
b) Mục đích và nguyên tắc hoạt động
- Mục đích: Hợp tác, liên kết, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.
+ Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
c) Hoạt động
- Từ năm 1967 đến 1976: + Non yếu, lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
+ Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.
- Từ năm 1976 đến nay: khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.
d) Quá trình mở rộng:
Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 (tháng 6/2019)
II. Ấn Độ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chia cắt Ấn Độ theo phương án Mao-bát-tơn (tháng 8 - 1947)
2. Xây dựng đất nước:
Nông nghiệp: Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới
Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng....đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp
Năm 1974:thử thành công bom nguyên tử.
Năm 1975: phóng vệ tinh nhân tạo lên Trái Đất bằng tên lửa của mình.
+ Năm 2002: Ấn Độ đã có 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ. 
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
Theo đuổi chính sách hò1a bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Ngày 7-1-1972, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của nước nào ?
A. Anh.          B. Mĩ. C. Hà Lan          D. Pháp
Đáp án: C
Giải thích: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan.
Câu 2. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Philippin, Lào.       B. Philippin, Lào, Việt Nam.
C. Inđonêxia, Việt Nam, Lào.       D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, ba nước Inđonêxia, Việt Nam, Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập.
Câu 3. Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ?
A. Việt Nam        B. Inđônêxia.
C. Thái Lan        D. Campuchia
Đáp án: C
Giải thích: Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ.
Câu 4. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Việt Nam       B. Malaixia.
C. Miến Điện.       D. Inđônêxia.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập, trong đó Inđônêxia tuyên bố sớm nhất (17/8), sau đó đến Việt Nam (2/9) vào Lào (12/10).
Câu 5. Trước năm 1959, Xingapo là thuộc địa của
A. Pháp          B. Mĩ C. Hà Lan          D. Anh
Đáp án: A
Giải thích: Giữa tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Câu 6. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhân cơ hội nào trong năm 1945 để đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc?
A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Liên Xô truy kích quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
C. Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Quân Đồng minh tiến hành giải giáp phát xít Nhật.
Đáp án: A
Giải thích: Giữa tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương ?
A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.
B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.
D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương nhằm thiết lập lại chế độ cai trị đối với khu vực này.
Câu 8. Trước năm 1984, Brunây là :
A. Một nước trong Liên bang Inđônêxia.
B. Một thuộc địa của thực dân Anh.
C. Một nước trong Liên bang Malaixia.
D. Một thuộc địa của thực dân Hà Lan.
Đáp án: B
Giải thích: Trước năm 1984, Brunây là một thuộc địa của thực dân Anh.
Câu 9. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 - 1975) dưới sự lãnh đạo của :
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Lào.
C. Đảng Nhân dân Lào. D. Đảng Dân chủ Nhân dân Lào.
Đáp án: C
Giải thích: Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 - 1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (đến năm 1972 đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).
Câu 10. Ngày 12/10/1945 gắn liền với sự kiện nào của lịch sử Lào ?
A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
B. Lào bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Lào.
C. Thực dân Pháp công nhận nền độc lập của Lào.
D. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Đáp án: D
Giải thích: Ngày 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Câu 11. Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội Việt Nam tiến hành các chiến dịch nào ?
A. Chiến dịch Tây Bắc. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. Chiến dịch Hòa Bình. D. Chiến dịch Thượng Lào.
Đáp án: D
Giải thích: Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội Việt Nam tiến hành chiến dịch Thượng Lào.
Câu 12. Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954) dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng Cộng sản Campuchia.
B. Đảng Cộng sản Campuchia, sau đó là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, sau đó là Đảng Cộng sản Campuchia.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Đáp án: D
Giải thích: Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
Trước CTTGII: ……… (1) …………………………................................................................

Trong CTTGII:........................ (2)…………………..
+ 8 – 1945: Nhiều nước Đông Nam Á
………………… ……..................................................................................... (3)
+

Sau 1945, :.............................................(4)

ĐNA tiếp tục đấu tranh và lần lượt giành độc lập
......................................................................................................................................................................................................................
(1) Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ (trừ Thái Lan)
(2)Bị Nhật chiếm đóng.
(3).nổi dậy giành chính quyền độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ,
(4)Thực dân quay lại tái chiếm
Câu 13. Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (1953) là
A. Xihanúc. B. Lon Nol.
C. XupHanuvông. D. Nôrôđôm.
Đáp án: A
Giải thích: Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (1953) là Quốc vương Xihanúc.
Câu 14. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Campuchia trong những năm 1954 – 1970?
A. Là một nước lệ thuộc Pháp.
B. Là một nước trung lập.
C. Là một nước lệ thuộc phương Tây.
D. Là một thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Đáp án: B
Giải thích: Trong những năm 1954 – 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào,... Do đó trong giai đoạn này Campuchia là một nước trung lập.
Câu 15. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Xingapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì tương đồng?
A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950.
B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước.
C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước.
D. Cách mạng thắng lợi từng bước : từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Xingapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều giành thắng lợi theo từng bước: từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.
Câu 16. Ấn Độ đã tự túc được lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới (1995) nhờ tiến hành
A.Công nghiệp hóa. B. Cách mạng xanh.
C. Cách mạng trắng. D. Cách mạng chất xám.
Đáp án: B
Giải thích: Nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới (1995).
nguon VI OLET