KIỂM TRA KIẾN THỨC BÀI ĐÔNG BẮC Á, NỐI KIẾNTHỨC (thời gian 3 phút)
KIỂM TRA KIẾN THỨC BÀI ĐÔNG BẮC Á, NỐI KIẾNTHỨC (thời gian 3 phút)
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tóm lược quá trình đấu tranh giành độc lập và những biến đổi quan trọng của khu vực ĐNA
2. Tóm tắt quá trình phát triển của cách mạng 2 nước Lào và Campuchia (nằm trên bán đảo Đông Dương)
3. Nhóm 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN
4. Sự ra đời, hoạt động, vai trò của tổ chức ASEAN và mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Việt Nam
BÀI 4.CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
5. Ấn Độ: Phong trào giải phóng dân tộc (1946-1950) và công cuộc xây dựng đất nước (1950 – nay)
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (1945 – NAY)
Tóm lược quá trình đấu tranh giành độc lập và những biến đổi quan trọng của khu vực ĐNA
* Khái quát chung về Đông Nam Á: Rộng 4,5 triệu km, Dân số 528 triệu người (2000), , Có 11 nước :
Kể tên các quốc gia Đông Nam Á?
(Philippin, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Brunay, Inđônêxia, Đông Timo)
* Tóm lược quá trình đấu tranh giành độc lập:
* Những biến đổi quan trọng của khu vực ĐNA
- Các nước lần lượt giành được độc lập, thoát khỏi thân phận thuộc địa, phụ thuộc
- Tập trung phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu:
-Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia … đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
-Xingapo trở thành 1 trong 4 “con rồng” của châu Á.
-Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị:
Năm 1967, tổ chức ASEAN của khu vực ĐNA được thành lập, lúc đầu có 5 nước thành viên, đến năm 1999 đã có 10 thành viên tham gia.
Trong các biến đổi của khu vực Đông Nam Á từ sau CTTG II, biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Từ khi CTTG thứ 2 kết thúc, Đông Nam Á có những biến đổi quan trọng nào?
Trong các biến đổi của KV ĐNA, quan trọng nhất là: Các nước lần lượt giành được độc lập, thoát khỏi thân phận thuộc địa, phụ thuộc
Vì: Có độc lập mới tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, KH-KT… tham gia vào các tổ chức của khu vực cũng như thế giới, khẳng định tiếng nói, vị trí của quốc gia.
2. Tóm tắt quá trình phát triển của cách mạng 2 nước Lào và Campuchia
Điểm giống và khác nhau của cách mạng 2 nước?
Em có thể xác định các giai đoạn phát triển cơ bản của cách mạng 2 nước Lào và campuchia?
3.Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Gồm: Thái Lan, Xingapo, Philippin, Malaixia, Inđônêxia.
Singapore
Thái Lan
Malaixia
Đại học Santo Tomas của Philippin thành lập năm 1611
KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 1: Năm 1945, một số nước Đông Nam Á tranh thủ yếu tố thuận lợi nào sau đây để giành độc lập?
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Liên Xô tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông của Nhật.
D. Lực lượng quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.
Câu 2: Trong năm 1945, tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
A. Việt Nam, Lào, Inđônêxia. B. Việt Nam, Lào, Philíppin.
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan. D. Việt Nam, Lào, Campuchia
Câu 3: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
gia nhập tổ chức ASEAN.
B. trở thành các nước công nghiệp mới.
C. giành được độc lập dân tộc.
D. chống lại chủ nghĩa thực dân cũ.


Câu 4: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?
A. Thái Lan. B. Brunây. C. Xingapo. . D. Inđônêxia.
Câu 5: Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối cách mạng nào sau đây?
A. Hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước ASEAN.
C. Tham gia vào các liên minh quân sự - chính trị trong khu vực.
D. Đóng cửa, không hợp tác với các nước TBCN.

Câu 6. Tại sao trong cùng hoàn cảnh thuận lợi, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện nhưng ở Đông Nam Á chỉ có Việt Nam, Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập ?
A.Không biết tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
B.Quân đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.
C.Không đi theo con đường cách mạng vô sản.
D.Các chính đảng lãnh đạo phong trào ĐT không có đường lối ĐT rõ ràng hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 7: Điểm khác nhau về nhiệm vụ của cách mạng Campuchia so với CM Lào những năm 1954 - 1970 là
. kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
B. thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
C. tiến hành cách mạng XHCN.
D, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 8: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (1967) gồm
A. Philippin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Mianma.
B, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan.
C. Xingapo, Mianma, Thái Lan, Brunây và Inđônêxia.
D. Việt Nam, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Brunây.
Câu 9: Điểm giống nhau về nhiệm vụ của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia những năm 1945 - 1954 là
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
B. kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
C. tiến hành cách mạng XHCN.
D. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 10. Nhà nước nào sau đây được thành lập vào ngày 2/12/1975?
Cộng hòa XHCN Việt Nam.
B. Cộng hòa Inđônêxia.
C. Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
ĐÁP ÁN
1A, 2A, 3C, 4C, 5A, 6D, 7B, 8B, 9A, 10D
4. Sự ra đời, hoạt động, vai trò của tổ chức ASEAN và mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Việt Nam
a/Sự ra đời:
INDONEXIA
MALAIXIA
PHILIPPIN
SINGAPO
THÁI LAN
+Mới độc lập,gặp khó khăn, có Nhu cầu
liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển.
+ Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Xu hướng liên kết khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.
ngày 8/8/1967 tại Băng cốc (Thái Lan)
ASEAN ra đời lúc nào? ở đâu? Do những nước nào sáng lập? Vì sao phải sáng lập?
Hiệp hội các quốc gia ĐNA
b/ Mục đích:
Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác
chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình
và ổn định khu vực.
c/Quá trình phát triển
-Từ 5 thành viên sáng lập (8/1967) đến 1999 đã kết nạp thêm:
Brunay (1984) – Việt Nam (1995) – Lào, Mianma (1997) – Campuchia (1999)
Đông Timo (tách ra từ Inđônêxia, tháng 5/2002) là quan sát viên.
( ASEAN toàn đông Nam Á).Trụ sở đặt tại Giacácta (Inđônêxia)
d/ Hoạt động:
- Từ 1967 – 1976: Tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả
- Từ 1976 – 1991: Hiệp ước Balli (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN, thông qua nguyên tắc:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Năm 2007 Hiến chương ASEAN được thông qua nhằm XD ASEAN thành 1 cộng đồng vững mạnh Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập. Tạo cơ hội về dịch vụ, hàng hóa, việc làm cho các nước thành viên




1984: Brunei
1995: Việt Nam
1997: Lào
1997: Mianma
1999: Campuchia
e/ Vai trò
- Là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á. (1 liên minh chính trị - kinh tế của KV ĐNA)
- Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.
- Đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế các nước thành viên phát triển mạnh.
- Mở rộng quan hệ quốc tế và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Quan hệ Việt Nam – Asean
Từ 1967 – 1986: Do vấn đề chiến tranh VN và vấn đề Campuchia chưa được giải quyết, → quan hệ Asean – Việt Nam còn căng thẳng.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Asean → đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Asean và Việt Nam.
Từ 1991 – 1992: Quan hệ Asean – Việt Nam chuyển biến tích cực. Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên.
Phía Tây giáp Pakixtan, Apganixtan
Phía Bắc giáp Nepal, Trung Quốc, Butan
Phía Đông giáp vịnh Bengal
Lãnh thổ vừa giáp biển và lục địa
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ân Độ
II. ẤN ĐỘ
II. ẤN ĐỘ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập (1946-1950)
Vì sao Ấn Độ phải đấu tranh giành độc lập? Tổ chức nào lãnh đạo? Kết quả ra sao?
- Sau CTTG II, Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh để giành độc lập dân tộc.Lực lượng tham gia:công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên.
- Ngày 15/8/1947: Anh thực hiện “phương án Maobát tơn”, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia tự trị, theo tôn giáo: Ấn Độ (Ấn Độ giáo) và Pakixtan (Hồi giáo).
- Không thỏa mãn quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
- Ngày 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
- Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. Ảnh hưởng tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
M.Gandi
Người theo đạo Hồi
Người theo đạo Hindu
Năm 1905, thực dân Anh đã thi hành đạo luật Bengan : Miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Hin đu nhưng không thực hiện được

Lược đồ Ấn Độ do tác động của kế hoạch Mao bat tơn 8/1947
Nehru v� India Gandhi
Indira Gandhi
Hết tiết 2
II. ẤN ĐỘ
2. Công cuộc xây dựng đất nước (1950 – 2000)

Khái quát thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập đến nay theo mẫu sau:
Nông nghiệp

Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh”: những năm 70, tự túc được lương thực, từ năm 1995 xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới
Công nghiệp
+ Đứng thứ mười về sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc, hóa chất, máy bay, tàu thủy…
+ Sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện.
Khoa học kỹ thuật, giáo dục
+ Cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
+ Cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm của thế giới
Đối ngoại
+ Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
+ Ngày 7-1-1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Em biết gì về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam?
Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và hiện nay đã trở thành đối tác chiến lược của Việt nam.

Việt Nam có thể học được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước?
Ứng dụng các thành tựu KHKT trong xây dựng đất nước.
Thung lũng silicon của Ấn Độ
Lò phản ứng hạt nhân của Ấn Độ
Hồ Chủ tịch với Thủ tướng Neru
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ghé thăm
thung lũng Silicon
CỦNG CỐ BÀI HỌC

Câu 1: Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đảng Dân tộc. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Quốc dân. D. Đảng Dân chủ.
Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là
A. chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
B. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
C. sử dụng bạo lực vũ trang, giành độc lập dân tộc.
D. chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.
Câu 3. Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ân Độ , năm 1947 thực dân Anh dùng phương án gì để chia Ấn Độ thành hai quốc gia:
A. Phương án Maobáttơn. B. Bất bạo động.
C. Áp đặt cai trị. D. Chia để trị.
CỦNG CỐ BÀI HỌC

Câu 4. Sự ra đời nước Cộng hòa Ấn Độ ( 26-1-1950) có ý nghĩa như thế nào?
A. Chủ nghĩa tư bản đã mất dần thuôc địa ở châu Á.
B. Tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội.
C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tác động đến phong trào hòa bình thế giới.
Câu 5: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng công nghiệp. D. Cách mạng xanh.
Câu 6: Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng xanh.
B. Cách mạng trắng.
C. Cách mạng nhung.
D. Cách mạng chất xám.
CỦNG CỐ BÀI HỌC

Câu 7: Việc thực dân Anh đưa ra “phương án Maobáttơn” chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ
A. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
B. thực dân Anh đã trao trả hoàn toàn độc lập cho Ấn Độ.
C. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị nhân dân Ấn Độ.
D. sự nhượng bộ của thực dân Anh trước cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Câu 8. “Phương án Maobáttơn” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?
A. Theo vị trí địa lý của Ấn Độ. B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập là đúng?
A. Trung lập tích cực, tiến bộ.
B. Xu hướng trung lập, tích cực.
C. Hòa bình, trung lập tích cực.
D. Hòa hoãn, tích cực.
HẾT
TIẾT 8- IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
CHÂU PHI – “LỤC ĐỊA MỚI TRỖI DẬY”
Châu Phi: lớn thứ 3 thế giới; gồm 54 nước, 30,3 triệu km2, dân số 800 triệu người
-Bối cảnh: phe phát xít bị thất bại, thực dân Anh, Pháp ở châu Phi đã suy yếu, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
-Sự kiện tiêu biểu:
+ Mở đầu phong trào diễn ra ở Bắc Phi: Libi (1952) Ai Cập (1953).
Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam thúc đẩy PT đấu tranh giành độc lập phát triển, chịu ảnh hưởng mạnh nhất là Angiêri (1954 – 1962)
+1960: 17 nước giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi” – “lục địa mới trỗi dậy”.
+1975: cách mạng Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi, đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ.
.+ cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (APACTHAI): năm 1993 Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

* Ý nghĩa lịch sử:
-Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
-Mở ra thời kì độc lập, xây dựng, phát triển đất nước cho các quốc gia châu Phi.
-Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Làm xói mòn trật tự 2 cực Ianta. Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Theo em cần ghi nhớ những sự kiện quan trọng nào ở châu Phi?
Từ khi CTTG thứ II kết thúc, Phong trào GPDT ở châu Phi xảy ra trong bối cảnh nào?
2.MĨ LATINH – “LỤC ĐỊA BÙNG CHÁY”
Mĩ Latinh bao gồm 1 phần Bắc Mĩ (Mêhicô), toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo thuộc quần đảo Caribê, (33 nước, diện tích: 20,5 triệu km2, dân số 517 triệu người, vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng đã giành độc lập rất sớm ( đầu TK XIX) , tuy nhiên từ đầu TK XX, Mĩ tìm mọi cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình
Nguyên nhân: Sau CTTG thứ 2, Mĩ biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ phát triển mạnh
- Sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập:
*Thắng lợi của Cách mạng Cuba (1-1-1959)
+Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nhà nước Cộng hòa Cuba (theo con đường XHCN)
+ đã thúc đẩy “cơn bão táp cách mạng” bùng nổ, biến Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” “Đại lục núi lửa”. Chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành được độc lập, đưa Cuba bước sang giai đoạn xây dựng CNXH. Trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. Góp phần mở rộng hệ thống XHCN sang Tây bán cầu.
*Năm 1983: 13 quốc gia vùng Caribê giành độc lập.Nhiều nước diễn ra đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ ( Venêxuêla, Pêru, Chilê…)
Sau khi giành độc lập, các nước MLT bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế. Braxin,Áchentina, Mêhicô trở thành nước công nghiệp mới (NICs).
Khó khăn, thách thức: bị Mĩ cấm vận, chống phá. Nạn tham nhũng, lạm phát, nợ nước ngoài tăng….
Mĩ Latinh là khu vực như thế nào?
Theo em cần nắm bắt sự kiện gì trong phong trào đấu tranh chống âm mưu của Mĩ ở MLT từ sau CTTG thứ II?
* Hiểu biết thêm về Cách mạng Cuba – tấm gương thúc đẩy “cơn bão táp cách mạng” ở Mĩ Latinh.
-Sự kiện mở đầu: ngày 26/7/1953, Phiđen Cátxtơrô chỉ huy cuộc tấn công vào trại lính Môncađa nhưng bị thất bại
-Năm 1955, Phiđen Cátxtơrô bị trục xuất sang Mêhicô, năm 1956 ông trở về nước hoạt động
-Ngày 1/1/1959 chế độ độc tài bị sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời, tuyên bố đi lên xây dựng CNXH.
*Chính sách đối ngoại:
Kiên trì chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Ủng hộ các nước XHCN, các nước trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Luôn sát cánh với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( Chủ tịch Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố:”Vì VN, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.)
DẶN DÒ
Nắm chắc kiến thức cơ bản của phần châu Phi và Mĩ Latinh, những khái niệm lịch sử, những sự kiện lớn tiêu biểu.

Chuẩn bị chủ đề các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản theo hệ thống:
+ Các giai đoạn phát triển
+ Biểu hiện phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật
+ Chính sách đối ngoại.

KẾT THÚC CHỦ ĐỀ 3
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (1967) gồm
A. Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
B. Philíppin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Mianma.
C. Xingapo, Mianma, Thái Lan, Brunây và Inđônêxia.
D. Việt Nam, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Brunây.
Câu 2: Trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa đất nước lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. Thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
B. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ.
C. Tình trạng thua lỗ, tham nhũng, quan liêu phát triển.
D. Chưa sản xuất được hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
 
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 4: Mục tiêu của chiến lược hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
B. giải quyết nạn thất nghiệp.
C. xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, “mở cửa” nền kinh tế
Câu 5: Đặc điểm của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
Câu 6: Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN nhưng năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cao hơn nông nghiệp.
B. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu.
C. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
D. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 7: Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu.
B. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
C. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước.
D. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Câu 8: Chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN có hạn chế nào sau đây?
A. Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.
B. Phụ thuộc vốn và thị trường nước ngoài.
C. Tham nhũng, quan liêu, hối lộ tràn lan.
D. Trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu.
Câu 9.Trong nhóm 5 nước sáng lập ASEAN, nước nào trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.
A. Xingapo. B.Thái Lan. C. Malayxia. D. Philippin.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 10: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Câu 11: Nguyên tắc cơ bản nào không được quy định trong Hỉệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
Câu 12: Quá trình phát triển thành viên của ASEAN từ 5 nước ban đầu lên 10 nước không gặp phải trở ngại nào sau đây?
A. Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương.
B. Sự tác động của Chiến tranh lạnh.
C. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.
D. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.
nguon VI OLET