BÀI 8: Ấn Độ cổ đại

Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Varna là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra.
Chế độ đẳng cấp Varna là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Varna có vai trò nhất định giữ cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát triển ổn định.
Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.
Chữ viết: Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cô nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ II TCN, chữ Phạn (Sanskrit) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết có đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

Chữ cổ viết trên gỗ
Từ: Ấn Độ
Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.

sử thi Ra-ma-ya-na
Tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kêy-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kêy-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn đật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vướng dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần Lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.


Mahabharata kể về cuộc chiến giữa hai dòng họ, đây là sử thi đề cấp hết nọi mặt của Ấn Độ. Người ta nói Cái gì có trên đất Ấn Độ thì đều có trong Mahabharata, cái gì không có trong đó thì cũng không thấy có trên đất Ấn Độ.
Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.

Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu.

Toán học Ấn Độ có những cống hiến sớm trong nghiên cứu về số 0 như là một con số, số âm, số học và đại số. Thêm vào đó, lượng giác cũng đã phát triển tại Ấn Độ. Cụ thể, nền toán học này đã đưa ra những khái niệm hiện đại của sin và cosin. Những khái niệm toán học này đã được chuyển dịch đến Trung Đông, Trung Quốc và châu Âu và được phát triển xa đã định hình ra nhiều lĩnh vực của toán học ngày nay.
Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn. Ra đời sớm nhất là đạo Bà La Môn.  Những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn cải biến thành đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo)
Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xit-đac-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni).

Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

SA CHI A
nguon VI OLET