Trường THPT Lý Chính Thắng
Hương Sơn - Hà Tĩnh

Giỏo viờn: Phan Trung Kiờn
CHúc các em có giờ học hứng thú và bổ ích
Giáo án soạn theo CV 4040

Quan sát lược đồ dưới và cho biết đây là các quốc gia cổ đại ở khu vực nào. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về khu vực đó
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thị quốc Địa Trung Hải
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về điều kiện hình thành
và những đặc trưng của thị quốc
Địa Trung Hải?
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thị quốc Địa Trung Hải
Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây
* Điều kiện hình thành
- Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.
- Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết.
- Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình.
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thi quốc Địa Trung Hải
* Tổ chức của thị quốc
Thị quốc được tổ chức như thế nào?
Thị quốc Địa Trung Hải
- Do nước nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.
- Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.
- Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là bến cảng.
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thi quốc Địa Trung Hải
* Tính chất dân chủ trong thị quốc
Tính chất dân chủ trong Thị quốc được thể hiện như thế nào?
+ Hơn 30.000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân.
+ Khoảng 15.000 kiều dân được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.
+ Hơn 300.000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.
+ Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (không có vua).
Sinh hoạt dân chủ
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thi quốc Địa Trung Hải
* Tính chất dân chủ trong thị quốc
Sinh hoạt dân chủ
+ Hội đồng 500 có vai trò như một "quốc hội": Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.
+ Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
=> Thể chế dân chủ này đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức trên thì cũng có hình thức đại hội nhân dân.
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thi quốc Địa Trung Hải
* Hoạt động kinh tế trong thị quốc
Hoạt động kinh tế trong Thị quốc như thế nào?
Hải cảng Hy lạp
- Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng.
- Ở đó, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu
- Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa.
=> Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
1. Thi quốc Địa Trung Hải
* Bản chất của nền dân chủ cổ đại
Nêu bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy lạp – Rô-ma là gì?
Chủ nô đánh đập nô lệ
+ Sự phát triển nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn.
+ Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô như trễ nải trong lao động, bỏ trốn, nổi dậy khởi nghĩa.
+ Bản chất vẫn là dân chủ của chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.
Câu 1. Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là?
A. Nông nghiệp thâm canh
B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá
C. Làm gốm, dệt vải
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 3. Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi
A. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo
B. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại
C. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại
D. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 2. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là
A. Dân chủ chủ nô
B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ nhân dân
D. Dân chủ quý tộc
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 4. Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải là
A. Nô lệ B. Sắt C. Lương thực D. Hàng thủ công
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là
A. Thị quốc
B. Tiểu quốc
C. Vương quốc
D. Bang
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chỉ hình thành các thị quốc nhỏ ở vùng Địa Trung Hải?
A. Ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai
B. Không có điều kiện để tập trung dân cư
C. Không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng
D. Cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc
Câu 7. Phần không thể thiếu và quan trọng nhất đối với mỗi thành thị là
A. Phố xá, nhà thờ
B. Sân vận động, nhà hát
C. Bến cảng
D. Vùng đất trồng trọt xung quanh

Quan sát hình ảnh dưới và cho biết đó là loại số gì, chủ nhân của các loại số đó là ai?
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về Cơ sở hình thành nền
văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma?
Thành tựu đạt được như thế nào?
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Cơ sở hình thành
- Sự phát triển cao về mọi mặt về kinh tế, chính trị đặc biệt là nền dân chủ
- Gần biển, có sự tiếp xúc với biển, dựa trên sự xuất hiện của đồ sắt

- Tiếp thu nền văn hóa cổ đại phương Đông
Nền văn hóa Hy Lạp và Rô-ma hình thành và phát triển cao dự trên cơ sở nào?
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Lịch và chữ viết
Lịch trong nền văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đạt được thành tựu gì?
* Lịch
- Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời.
- Tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

Cách tính Dương lịch
Sự chuyển động của trái đất
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Chữ viết
Chữ viết trong nền văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đạt được thành tựu gì?
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái Rô-ma là A,B,C… ban đầu 20 chữ, sau thêm 6 chữ như ngày nay.
+ Hệ chữ số La Mã là I, II, III, IV…
+ Là phát minh và cống hiến lớn lao cho nền văn minh nhân loại
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Sự ra đời của khoa học
Vì sao nói những hiểu biết khoa học đến thời Hy Lạp và Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học?
+ Đến thời Hy Lạp, Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác và khái quát cao thành định lý, lý thuyết.
+ Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít,...
+ Vật Lý: có Ác-si-mét.
+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít,..


Ta let
Pi tago
Ơ clit
Ác simets
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Văn học
Kể tên những tác phẩm văn học tiêu biểu thời kì này? Các tác phẩm đó phản ánh điều gì?
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
- Người Rôma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lucrexơ, Viếcgin. 
Nhà văn Hô-me và bản anh hùng ca nổi tiếng Ô-đi-xê
BÀI 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô -ma
Nghệ thuật
Kể tên những công trình nghệ thuật tiêu biểu thời kì này?
- Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài như: tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô,...
- Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài,, trường đấu,... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng như Đấu trường Cô-li-dê ở Rô Ma
Thần Vệ nữ Mi-lô
Người lực sĩ ném đĩa
Đấu trường Cô-li-dê ở Rô Ma
Đền Parthenon
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao
C. Hoạt động thương mại rất phát đạt
D. Thể chế dân chủ tiến bộ
Câu 2. Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng
A. Có 360 ngày và 11 tháng
B. Có 365 ngày và 12 tháng
C. Có 365 ngày và ¼ ngày, với 12 tháng
D. Có 366 ngày và 12 tháng
Câu 3. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ
A. Ấn Độ       B. Trung Quốc
C. Ba Tư       D. Hi Lạp – Rôma
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 4. Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
A. Chữ tượng hình
B. Chữ tượng ý
C. Hệ chữ cái A, B, C
D. Chữ Việt cổ
Câu 5. Những thành tựu về mặt khoa học của người phương Tây cổ đại có sự phát triển hơn so với người phương Đông cổ đại ở chỗ?
A. Đó là những hiểu biết về khoa học thực sự có giá trị
B. Đã ghi chép được các bài toán riêng biệt
C. Thực sự trở thành khoa học với những định lí, định đề có giá trị khái quát cao
D. Đã giải thích được các các bài toán riêng biệt
Câu 6. Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?
A. Các đền thờ ở Hi lạp
B. Đền đài, đấu trường ở Rôma
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập
D. Các thành quách ở Trung Quốc
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 7. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?
A. Trái Đất có hình đĩa dẹt
B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
C. Trái Đất có hình quả cầu tròn
D. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Câu 8: Tác giả bản anh hùng ca I-đi-át và Ô-đi-xê là:
A. Hô-me
B. Hê-rô-đôt.
C. Viếc-ghin.
D. Xê-da.
Câu 9. “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyện bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai?
A. Pi-ta-go.
B. Ơ-clít.
C. Ta-lét.
D. Ác-si-mét.
nguon VI OLET