LUYỆN TẬP
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
TIẾT 19 - 20
TIẾT 19 - 20
I. Củng cố kiến thức.
- Cách dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp.
II. Luyện tập
Điểm giống nhau và khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
a. Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”.
b Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài.
- Câu a có lời dẫn trực tiếp. Câu b có lời dẫn gián tiếp.
- Giống nhau: Cùng là nội dung lời mẹ dặn: Con nhớ nhắc em học bài
- Khác nhau:
+ Câu a: Lời mẹ dặn đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Câu b: Lời mẹ dặn không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Bài 1: Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)

a. Hãy so sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu. Từ đó, em thấy người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Lý do bà vi phạm phương châm hội thoại đó?
b. Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết đó là cách dẫn trực tiếp?
a. Lời người bà đã vi phạm phương châm về chất. Vì thực tế không giống như những lời trong thư bà dặn cháu viết.
- Sự vi phạm đó có thể chấp nhận được vì bà muốn để con (người bố) ở nơi chiến trường yên tâm công tác.

b. Lời dẫn trực tiếp:
‘‘Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’’
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Nhắc lại nguyên văn lời nói của bà.
+ Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
Bài 2: Viết một đoạn văn (10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân lời dẫn trực tiếp).

Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”nói lên lòng biết ơn đối với những ai làm nên thành quả cho con người hưởng thụ. “Uống nước” là hưởng thụ thành quả vật chất và tinh thần. “Nhớ nguồn”là người hưởng thụ thành quả phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên lời nhắc nhở mọi người sống theo đạo lý làm người. Hiểu câu tục ngữ là chúng ta không quên tổ tiên, nòi giống, không quên những người dạy dỗ, giúp đỡ mình. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được đạo lý ấy là một đất nước tốt đẹp. Người biết “Uống nước nhớ nguồn” là người có đạo đức tốt đẹp. Đạo lý này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người đạo lý của người hưởng thụ. Đó là nguyên tắc làm người của người Việt Nam. Vì vây, chúng ta hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Bài 3: Sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại” – những báu vật về kiến thức, về kinh nghiệm sống mà những thế hệ đi trước tích lũy được để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”. Mỗi cuốn sách thường đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó mà người viết muốn đúc kết lại, gửi cho bạn đọc lời nhắn nhủ để thúc đẩy cuộc sống tiến lên.
a. Đoạn văn trên sử dụng dẫn chứng theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Đó là những dẫn chứng nào?
b. Câu: Sách giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hãy biến đổi câu trên thành câu phủ định mà vẫn giữ nguyên ý người viết.
a. Đoạn văn trên sử dụng dẫn chứng theo cách trực tiếp
- Đó là những dẫn chứng:
+ Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
+ Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
b. Câu: Sách giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người biến đổi thành câu phủ định: Sách không thể không giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Bài 4: Viết đoạn văn (6 - 8 câu) có sử dụng câu: “Sách là người bạn tốt của con người” làm lời dẫn gián tiếp.
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.
+ Đọc sách mang đến cho con người những hiểu biết cần thiết về mọi mặt của đời sống.
+ Đọc sách là một hình thức giải trí, thư giãn tuyệt vời.
+ Đọc sách làm giàu đời sống tinh thần con người. Mọi người biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu xa…
+ Sách là người bạn đồng hành của con người.

VD: Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sách đối với con người, có ý kiến cho rằng sách là người bạn tốt thân thiết của con người.
Dặn dò.
- Học thuộc và phân biệt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Hoàn thành các bài tập; Tập đặt lời dẫn trực tiếp sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp:
Bác Hồ dạy: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”. Hãy viết một đoạn văn không quá 10 dòng trích dẫn câu văn trên theo cách dẫn trực tiếp.
- Tự học bài: “Sự phát triển của từ vựng’’.
- Ôn tập VB: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
nguon VI OLET