NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS MINH THẠNH
DẠY TRỰC TUYẾN
GV Hồ Thị Cẩm Hồng
Tu?n 3 Ti?t : 13, 14 (TT)
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuậ của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kỳ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( tt)
1. Phẩm hạnh của Vũ Nương.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương:
* Cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa kẻ giàu và người nghèo
( Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về;Lời của Vũ Nương: “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu..”)
* Tâm trạng khi trở về có phần nặng nề không vui “Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ…”
*Lời nói đầy chi tiết đáng ngờ của của đứa con ngây thơ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư không như cha tôi trước kia…”. “Trước đây, thường có một người đàn ông … Đản cả”
=>Thông tin rất đáng tin, ngày một gay cấn: Như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi đã đến độ cao trào.




* Cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh:
+ Không đủ bình tĩnh để phán đoán, nghe lời con trẻ và không đủ bình tĩnh để phân tích đúng, sai.
+ Bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ.
+ Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng ( họ hàng, làng xóm).
+ Nhất quyết không nói duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan.
* Do hoàn cảnh xã hội:
+ Xã hội trọng nam, khinh nữ.
+ Đất nước có chiến tranh làm cho gia đình mẹ con , vợ chồng li biệt.
* Nỗi oan được giải
Đứa con chỉ cái bóng trên vách và nói : Cha Đản lại đến kia kìa . Chi tiết mở nút cho câu chuyện giải tỏa sự oan khiên cho Vũ Nương
=> Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến. Xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3.Những yếu tố kỷ ảo trong truyện:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương được đưa về dương thế.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
* Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện. Các yếu tố này được đưa xen kẽ với những yêu tố thực (Về địa danh,về thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử, trang phục của các mỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương).
 Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đời thực,làm tăng thêm độ tin cậy
* Ý nghĩa:
- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời,khát khao được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một phần kết thúc có hậu: ước mơ của nhân dân ta về sự công công bằng: Người tốt dù phải chịu oan khuất rồi cuối cùng cũng được giải oan
.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:

- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả: Dựa vào cốt truyện có sẵn, sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến diễn biến của truyện cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch, đồng thời làm cho truyệnhấp dẫn, sinh động hơn.
- Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch của nhân vật, được sắp xếp rất đúng chỗ -> Câu chuyện sinh động,góp phần khắc hoạ quá trình tâm lý và tính cách của nhân vật.
.Nội dung:
- Qua câu chuyên về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương,“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chếđộ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
*Ghi nhớ (SGK trang 51)
Củng cố, luyện tập

H: Những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đời bi kịch của Vũ Nương?
Bài tập: Kể lại văn bản theo cách của em.
- Yêu cầu: Đảm bảo các tình tiết, sự việc chính của câu chuyện.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc thêm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị”.
- Học bài , chuẩn bị bài Dẫn Trực tiếp, dẫn gián tiếp/
nguon VI OLET