BÀI 4 : LAO ĐỘNG- VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.

Dựa vào H 4.1, nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Vì sao?
Tỉ trọng lao động ở thành thị chỉ = 1/3 lao động nông thôn, vì nước ta cơ bản là một nước nông nghiệp.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta năm 2003 còn quá ít chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động của cả nước.
Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số SV CĐ, ĐH năm 2015 là 2.118,5 nghìn SV, trong đó SV công lập là 1847,1 nghìn và ngoài công lập là 271,4 nghìn người. Trong khi đó, HS TCCN chỉ là 314,8 nghìn HS, với 218,6 nghìn HS công lập và 96,2 nghìn HS ngoài công lập.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. (Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, 2016). Theo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới” của Quốc hội, Việt Nam có 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), trong đó số cán bộ nghiên cứu có trình độ CĐ và ĐH trở lên là 128.997 người. Nếu quy đổi tương đương toàn thời gian, số lượng cán bộ R&D của Việt Nam chỉ đạt 7 người/vạn dân.
(R&D là viết tắt của từ tiếng anh Research and Development, với nghĩa tiếng Việt là nghiên cứu và phát triển. Nhân viên nghiên cứu và phát triển có vai trò tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới chưa có trên thị trường; hoặc cải tiến những sản phẩm đã có để đem đến lợi ích tích cực cho công ty, doanh nghiệp)


Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh, mặt hạn chế nào?
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.
Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao.
+ Có kinh nghiệm trong sản xuất: nông- lâm-ngư nghiệp.
- Hạn chế: về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lao động thủ công còn phổ biến.

Từ H 4.2, nhận xét cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta năm 2003 so với năm 1989?
Cơ cấu sử dụng phân theo ngành năm 2003 so với năm 1989 có sự thay đổi là: + Nông, lâm, ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm (11,2%)
+ Công nghiệp-xây dựng tăng (5,3%). Dịch vụ tăng (5,9%)
2. Sử dụng lao động.
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ lệ lao động các ngành nông, lâm, ngư nghiệp lớn nhưng đang giảm dần.
+ Các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng dần.
II. Vấn đề việc làm.
- Để giải quyết việc làm cần phải có những giải pháp nào?
- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Thảo luận:
- Phân bố lại dân cư và lao động

ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở NÔNG THÔN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.
ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO, HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ

PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CẦN NHIỀU LAO ĐỘNG
II. Vấn đề việc làm.
- Lực lượng lao động dồi dào , còn nhiều lao động thiếu việc làm , đặc biệt ở nông thôn .
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước khá cao khoảng 6% .
- Cần tăng cường các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động
Các giải pháp:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
+ Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Phát triển hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, …
+ Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.
III. Chất lượng cuộc sống.
Nêu một số thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
ĐƯA ĐIỆN VỀ BẢN LÀNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở NÔNG THÔN
Thành thị
Nông thôn
Đồng bằng
Miền núi
III. Chất lượng cuộc sống.
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện.
- Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Câu 1: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động:
a. Công nghiệp b. Nông nghiệp
c. Dịch vụ d. Cả ba lĩnh vực bằng nhau.
Câu 2: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
a. Đã qua đào tạo b. Lao động trình độ cao
c. Chưa qua đào tạo d. Tất cả chưa qua đào tạo.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:
a. Nguồn lao động tăng nhanh b. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
c. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Tại sao nguồn lao động dư mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động?
a. Số lượng nhà máy tăng nhanh b. Nguồn lao động tăng chưa kịp
c. Nguồn lao đông nhập cư nhiều d. Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 5: Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, thu nhập của các lao động ngày càng:
a. Ngang bằng nhau b. Thu hẹp dần khoảng cách
c. Ngày càng chênh lệch d. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Cũng theo xu hướng hiện nay, lĩnh vực nào tỷ trọng lao động ngày càng tăng?
a. Nông nghiệp b. Công nghiệp
c. Dịch vụ d. Không có sự thay đổi.
Câu 7: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?
a. Dưới tuổi lao động ( đã có khả năng lao động )
b. Trong tuổi lao động ( có khả năng lao động )
c. Quá tuổi lao động ( vẫn còn khả năng lao động )
d. Tất cả các đối tượng trên.
HưỚng dẪn hỌc tẬp
HỌc bài, TrẢ lỜi câu hỎi 1,2, 3 SGK
Làm bài tẬp bẢn đỒ
Xem trưỚc bài thỰc hành: Phân tích và so sánh tháp dân sỐ 1989 và 1999
Cơ cẤu dân sỐ theo đỘ tuỔi nưỚc ta có nhỮng thuẬn lỢi và khó khăn gì cho sỰ phát triỂn kinh tẾ-xã hỘi.
nguon VI OLET