Tiết 13-14
LÃO HẠC

(Nam Cao)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nam Cao
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và người trí thức nghèo.

Truyện ngắn
1941
1942
1943
1944
Truyện dài
1944
2. Tác phẩm
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
1941
1942
1943
1941
1942
1944
1943
1941
1942
1944
Truyện dài
1944
Truyện dài
1944
Truyện dài
1944
Trăng sáng
Lão Hạc
Trăng sáng
Trăng sáng
Trăng sáng
2. Tác phẩm
Lão Hạc (1943).
Thể loại: truyện ngắn.
PT biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2. Tác phẩm
* Hướng dẫn cách đọc
Nhân vật lão Hạc: đọc giọng dằn vặt, đau đớn, ân hận.
Nhân vật ông giáo: đọc giọng buồn, chậm, cảm thông.

* Tóm tắt tác phẩm
- Lão Hạc là người cô đơn, vợ mất, con bỏ đi đồn điền cao su, lão yêu quý con Vàng, kỷ niệm của con trai lão.
- Đói kém, bị ốm, phải tiêu vào tiền dành dụm cho con → LH phải bán con Vàng
- Nhờ ông giáo trông hộ vườn, giữ tiền ma chay cho mình → tự tử bằng bả chó.
3. Bố cục
Đoạn 1: “Hôm sau…cũng xong” Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc…ông giáo an ủi lão Hạc
- Đoạn 2: “Luôn mấy hôm…đáng buồn”  cuộc sống của LH sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo
- Đoạn 3: “Không! Cuộc đời…một sào” Cái chết của LH
3 đoạn

II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật lão Hạc
a. Hoàn cảnh
-Vợ mất, con đi đồn điền cao su.
- Tài sản duy nhất: cậu Vàng và mảnh vườn.
Nghèo khó, khốn khổ.
Tình cảnh chung của người nông dân VN trước cách mạng.

b. Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”
* Trước khi bán “cậu Vàng”:
+ Gọi là cậu Vàng .
+ Ăn cơm….cái bát
+ Chửi yêu…
NT: Miêu tả cử chỉ, hành động để thể hiện tâm trạng Tình yêu tha thiết với con và với cậu Vàng.
* Sau khi bán “cậu Vàng”
- Bộ dạng, cử chỉ: Cố vui vẻ, cười như mếu
+ Đôi mắt ầng ậng nước
+ Mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt
+ Cái đầu ….ngoẹo, miệng móm mém…mếu
+ Hu hu khóc
 NT: Từ tượng hình, từ tượng thanh; tài năng miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, thái độ, lời nói.

- Lời nói: “Khốn nạn, ông giáo ạ”, “Nó nằm im như trách tôi”, “Thì ra tôi già…lừa một con chó”
→ Thái độ day dứt, ân hận.
Sự đau đớn, day dứt, dằn vặt khôn nguôi  Tấm lòng nhân hậu
c. Cái chết của lão Hạc
Trước khi chết:
Hành động:
+ Bán cậu Vàng.
+ Viết văn tự nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
+ Gửi ông giáo tiền nhờ lo ma chay.
 Giàu lòng tự trọng và yêu thương con hết mực.
Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Ý nghĩa của cái chết ấy?
TH?O LU?N

Cái chết của lão Hạc
* Nguyên nhân:
+ Thoát khỏi tình cảnh đói khổ, túng quẫn.
+ Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con; không muốn gây phiền hà cho hàng xóm láng giềng.
+ Giải tỏa nỗi day dứt, ân hận vì đã “trót lừa con chó”.
+ Xã hội bất công khiến người nông dân phải khốn khổ.
Bi kịch đau đớn của người nông dân: bi kịch làm cha và làm người.

Cái chết của lão Hạc
* Cái chết đau đớn, dữ dội:
+ Hai mắt long sòng sọc, tru tréo, sùi bọt mép, giật nảy người…
 Xây dựng từ ngữ (từ ghép, từ láy) đặc sắc, tình huống bất ngờ, nhịp điệu nhanh, dồn dập.
 Cái chết dữ dội nhưng là một sự giải thoát mọi khổ đau, dằn vặt cho lão.
 Yêu con, giàu tình nghĩa, trọng đạo lí.

2. Nhân vật ông giáo
a. Tình cảm đối với lão Hạc
- “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”.
- “Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão”
- Giữ hộ lão Hạc mảnh vườn và ba mươi đồng bạc.
- Đồng cảm, xót thương.
- Giúp đỡ, an ủi và quý trọng nhân cách lão Hạc.
Em thấy thái độ,
tình cảm của nhân vật
“tôi” đối với lão Hạc như thế nào ?
b. Suy nghĩ của ông giáo về cuộc đời
- Khi nói chuyện với Binh Tư
“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”
+ Buồn vì: đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như LH trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư
- Khi chứng kiến lão Hạc chết
“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”
+ Vì không có gì hủy hoại được nhân phẩm của người lương thiện.
“Hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”
+ Vì người tốt như LH mà hoàn toàn vô vọng, phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
- Khi nói chuyện với vợ:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…không bao giờ ta thương”
+ Cần phải quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận con người sống quanh mình bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.
+ Nêu một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: phải biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác thì mới hiểu và cảm thông đúng.
Người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái.

III.Tổng kết
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lạc Hạc.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao
- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của LH: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.
- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Luyện tập
1. Trong tác phẩm “Lão Hạc”, đâu là chi tiết nghệ thuật quan trọng nhất:
a. Chi tiết lão Hạc bán chó
b. Chi tiết lão Hạc xin bả chó
c. Chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó
d. Tất cả đáp án trên đều đúng
2. Điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến NC bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc, qua nhân vật lão Hạc?
a. Tình cảnh khốn cùng của họ
b. Lòng yêu thương đối với con cái và với cả con vật nuôi.
c. Ý thức tự trọng và nhân cách cao đẹp
3. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đề tài:
a. Người nông dân nghèo bị áp bức
b. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
c. Cả hai đề tài trên.
nguon VI OLET