Chủ đề: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Tích hợp bài 4 với bài 7 và mục I.2 bài17
Giáo viên : Lê Thị Tú
I. Phong trào công nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa Mác:
1/. Phong trào đập phá máy móc:
Vì sao khi mới ra đời, công nhân đã đấu tranh chống lại CNTB?
1. Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác
2.Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề làm cho đời sống công dân khốn khó.
3.Thời gian làm việc của công nhân từ 14 – 16 giờ/ngày.
- Đồng lương chết đói.
- Điều kiện làm việc rất tồi tàn.
4.Phụ nữ, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương lại thấp hơn nam giới
 Giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh
Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
Lao động trẻ em sẽ được trả lương thấp
- Dễ dàng bóc lột hơn
- Trẻ em chưa có tinh thần đấu tranh chống áp bức
HS liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay?
“Công nhân nam, nữ, cả trẻ em dưới 6 tuổi, phải đi làm thuê trong những điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Nơi sản xuất rất nóng bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Không khí lao động thường rất nặng nề, ngạt thở, môi trường bị ô nhiễm, nhưở xuowmngr kéo sợi bông thường có rất nhiều bụi, rất hại phổi. Trẻ em và nữ công nhân gầy còm, xanh xao mắc các bệnh đau xương sống, chân đi vòng kiềng, vẹo xương, sưng khớp và nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Thân thể phát triển không bình thường và nhiều người chết yểu, chỉ 40 tuổi mà trông già như người 60 tuổi, người lao động không thọ quá 40 tuổi.”
Em hãy nêu hình thức đấu tranh của công nhân
Vì sao CN lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức như thế nào của công nhân?
2/. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:
Em hãy nêu vài nét về phong trào công nhân ở Pháp ? Đức?
Pháp: Năm 1831, công nhân dệt Li-ông, đòi tăng lương, giảm giờ làm, lập công đoàn, nêu cao khẩu hiệu “ Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”, bị giới chủ đàn áp.
Đức: công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm máu.
Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền lao động của mình
- Anh: Từ 1836-1847, Phong trào hiến chương nổ ra rộng lớn ở Anh, mang tính chính trị rõ rệt.
Vậy kết quả như thế nào?
- Kết quả: Đều bị thất bại vì: bị đàn áp, thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn
p/t hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét
Vì sao những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
Vì thiếu lí luận cách mạng và tổ chức cách mạng lãnh đạo.
Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào công nhân những năm 1830-1840?
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân quốc tế, tạo tiền đề cho lý luận sau này.
3. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác:
a.Mác và Ăng-ghen:
Mác và Ăng – ghen đều có tư tưởng chống chế độ tư bản, xây dựng một xã hội mới tiến bộ.
Vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng giải phóng loài người, giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lộp của chủ nghĩa tư bản.

b/. Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
Đồng minh những người cộng sản được thành lập như thế nào?
Khi ở Anh, Mác và Ăng-ghen tham gia tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”.
Là chính đảng đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
*. “Đồng minh những người cộng sản” .`
- Tháng 2-1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
b. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nội dung chủ yếu của tuyên ngôn là gì?
Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?
- Có cùng 1 kẻ thù, đoàn kết để có sức mạnh
- Đòi hỏi phải thành lập 1 tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản
Sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng công sản” có ý nghĩa như thế nào?
- Đây là văn kiện quan trọng, vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
* Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
c. Phong trào công nhân từ 1840-1870 – Quốc tế thứ nhất:
Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong trào công nhân từ 1840-1870
+ Pháp: 23-6-1848, công nhân và nhân dân lao động khởi nghĩa trong 4 ngày.
+ Đức: Công nhân và thợ thủ công đấu tranh làm giới chủ khiếp sợ
- Trong những năm 1848 – 1849 phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ nhưng bị đàn áp đẫm máu.
- Từ 1849 – 1870 phong trào lại tiếp tục phát triển mạnh.
* . Quốc tế thứ nhất (1864-1870)
Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào
- 28-9-1864, công nhân Anh và các đại biểu công nhân của nhiều nước tham gia mít tinh, thành lập hội liên hiệp lao động quốc tế, lấy tên “Quốc tế thứ nhất”.
- Mác là đại biểu của công nhân Đức, đã trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất.
Quốc tế thứ nhất có những hoạt động ntn?
- Hoạt động: 1870, thực hiện truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển tích cực, tự giác.
+ Vai trò: Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển.
Nêu vai trò của C. Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất?
Vai trò của C. Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất:
- Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội để thành lập Quốc tế thứ nhất.
- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua các nghị quyết đúng đắn.
- Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
⟹ Vì vậy, C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.
1. Sự kiện nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác?
A. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ được công bố (1776)
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp được thông qua (1789)
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được công bố (1848)
D. Quốc tế thứ nhất thành lập (1864)
BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Tiết 3 + 4:
II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.

1.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai
a. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
* Trình bày nguyên nhân đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XIX?
Lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XIX:
* Các phong trào tiêu biểu:
Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.
Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893.
Ngày 1.5.1886: 350 000 công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ
40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ
Từ 1.5.1889: trở thành ngày Quốc tế lao động
em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của công nhân so với trước công xã Pa- ri?
em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của công nhân so với trước công xã Pa- ri?
* Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước
Sự phát triển của Phong trào công nhân cùng với sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác đã dẫn tới điều gì?
* Kết quả: Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân được thành lập ở mỗi nước
Năm 1875: Đảng xã hội Dân chủ Đức
Năm 1879: Đảng Công nhân Pháp được thành lập
- Năm 1883: Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành
b . Quốc tế thứ hai 1889 - 1914.
Quốc tế hai ra đời trong hoàn cảnh nào?
Quốc tế thứ hai có những hoạt động gì?
Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
* Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.
2. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907
2.1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
Em hãy trình bày tiểu sử của Lê Nin?
Em hãy cho biết Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được ra đời như thế nào?
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới vì:
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chế độ tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản).
- Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
2. Cách mạng Nga 1905 - 1907
Trình bày nguyên nhân của Cách mạng Nga 1905 – 1907?
NIÊN BIỂU NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH CUỘC CÁCH MẠNG NGA 1905-1907
14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình kéo đến cung điện Mùa Đông đưa yêu sách -> bị tàn sát => “Ngày chủ nhật đẫm máu”
Nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.
Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.
Phong trào tạm dừng.
Vì sao phong trào thất bại?
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907?
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: thất bại.
Do nhiều nguyên nhân: Giai cấp vô sản Nga còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự thống nhất toàn quốc. Sự đàn áp của kẻ thù lớn mạnh, lực lượng chênh lệch
Ý NGHĨA
Làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.
Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.
Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
III. CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1918-1923. QUỐC TẾ CỘNG SẢN THÀNH LẬP
I- CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1923
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923. Quốc tế cộng sản thành lập( bài 17-I.2)
a.Cao trào cách mạng 1918 - 1923
Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1918-1923?
=> Nhiều đảng cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản Hung-ra-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920),...
49
50
51
b. Quốc tế Cộng sản
Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943?
* Hoạt động (1919 - 1943)
* Vai trò: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Bài tập
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
- Ở Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (năm 1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội (năm 1893).
- Ở Mĩ, ngày 1 - 5 - 1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước ra đời như:
+ Năm 1875, Đảng xã hội dân chủ Đức.
+ Năm 1879, Đảng công nhân Pháp.
+ Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga.
nguon VI OLET