Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội








3. Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn nghành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.



Nhóm 1: Phân tích nội dung thứ nhất và thứ hai của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Nhóm 2: Phân tích nội dung thứ ba của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Nhóm 3: Phân tích nội dung thứ tư của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Nhóm 4: Phân tích nội dung thứ năm của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
- Tự chủ kinh doanh những ngành, nghề pháp luật không cấm.
Bài tập tình huống:
Được bố mẹ đầu tư vốn, anh Nguyễn Văn A đã 18 tuổi gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh mặt hàng điện thoại di động (không phải mặt hàng mà pháp luật cấm kinh doanh) lên UBND huyện. Hồ sơ của anh hợp lệ, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Đến ngày hẹn để lấy giấy thì anh A đến nhận nhưng hồ sơ của anh bị từ chối. Anh được cán bộ nhận hồ sơ giải thích anh chưa được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì anh mới qua tuổi vị thành niên, chưa có bằng kinh tế. Bên cạnh đó, anh không được lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sắp xếp.
Em có nhận xét gì về lời giải thích của cán bộ trên?
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Chủ động mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, tự do liên doanh,…
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; nộp thuế cho Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử,…
TÌNH HUỐNG:
Hai Công ty A và B cùng sản xuất thực phẩm, cùng lần đầu nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi cục thuế của Quận đã hai lần nhắc nhở và lần thứ ba thì khác: Chi cục thuế quyết định phạt Công ty A vì lý do cố tình nộp chậm thuế cho Nhà nước; Công ty B được miễn nộp phạt vì lý do là Công ty doanh thu lớn hơn. Được biết, pháp luật không hề có quy định dành cho Công ty có doanh thu lớn hơn được ưu tiên chậm nộp thuế.
Câu hỏi :
1. Em nhận xét gì về cách giải quyết của Chi cục thuế?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng về nghĩa vụ của các doanh nghiệp?
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
- Tự chủ kinh doanh những ngành, nghề pháp luật không cấm.
- Được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Chủ động mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, tự do liên doanh,…
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; nộp thuế cho Nhà nước, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử,…
Câu 1. Bình đẳng trong kinh doanh là:
Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau
Quyền bình đẳng trước pháp luật về kinh doanh của công dân và các loại hình doanh nghiệp
Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Tất cả đều đúng
Đáp án: b
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 2. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là:
Chọn ngành nghề kinh doanh phải tùy thuộc vào khả năng và sở thích
Thích nghề nào thì làm nghề đó
Cả a và b
Đáp án: a


Chân thành cảm ơn cô giáo và các bạn
đã theo dõi tiết học ngày hôm nay.
nguon VI OLET