BÀI 7 (tiết 2)
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC
DÂN TỘC, TÔN GIÁO

I. Hệ thống lại phần lí thuyết


Bình đẳng giữa các dân tộc  
Dân tộc là 1 bộ phận dân cư của 1 quốc gia.
KN: Bình đẳng giữa các dân tộc : Các dt trong 1 QG không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ VH, chủng tộc màu da...đều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ, tạo đk PT

Nội dung
Bình đẳng về chính trị:
+ Quyền của CD tham gia quản lý NN và XH, tham gia vào bộ máy NN, thảo luận góp ý các vấn đề chung của cả nước.
+ Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ pt đều có đaị biểu của mình trong các cơ quan quyền lực của NN.
Bình đẳng về kinh tế:
- Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
-NN ban hành các chương trình phát triển KT-XH với các xã đặc biệt khó khăn...
Bình đẳng về VH, GD
+ VH: Có quyền dùng tiếng nói chữ viết của DT mình. PTTQ, truyền thống VH tốt đẹp được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
+ GD: Hưởng thụ một nền GD nước nhà, tạo đk để CD thuộc các DT bình đẳng về cơ hội học tập.

Ý Nghĩa
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các DT và đại đoàn kết toàn DT.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
-Góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Học sinh xây dựng tối thiểu 3 câu hỏi trắc nghiệm
( Thời gian 5 phút)
II. Luyện tập
Câu 1. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là
A. Quyền bình đẳng giữa các cá nhân. B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 2. Dân tộc được hiểu theo nghĩa là
A. một bộ phận dân cư của một quốc gia. B. một dân tộc thiểu số.
C. một dân tộc ít người. D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.
Câu 3. Các dân tộc Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình thể hiện nội dung nào?
Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về kinh tế.
C. Bình đẳng về văn hóa. D. Bình đẳng về giáo dục.
Câu 4. Chị M là người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền tự do giữa các dân tộc
C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo D.Quyền tự do ngôn luận.
Câu 5. Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền tự do, dân chủ của Bình.
C. Sự tương thân tương ái của Bình. D. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại
nguon VI OLET