Địa lí
Bài 4:
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chào mừng thầy cô và các bạn đã đến với buổi thuyêt trình

Vậy thách thức là gì?
Cơ hội là gì?
- Thách thức là những khó khăn, những yêu cầu, những trở ngại có thể khó nhận ra một cách đầy đủ hoặc cũng có thể tiên liệu được, nhưng thường là vượt tầm khả năng giải quyết hiện có.
- Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định
Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
1
Tự do hoá thương mại
- Cơ hội : hàng hóa tự do lưu thông => thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thách thức:
    + Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.
    + Nạn buôn lậu.
2
Cách mạng khoa học công nghệ
- Cơ hội:
    + Tiếp cận nền khoa học công nghệ của thế giới.
    + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế
3
Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường
- Cơ hội: Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại.
- Thách thức: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu, đánh mất bản sắc dân tộc.
Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
4
5
6
7
Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận
Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
Thách thức: Trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển
Toàn cầu hoá trong công nghệ
- Cơ hội: tạo điều kiện đón đầu thành tựu KHCN để phát triển.
- Thách thức: tăng nhanh chóng nợ nước ngoài & nguy cơ tụt hậu.
Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại
- Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới
- Thách thức: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt
Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế
- Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
- Thách thức: Chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
B. Những Cơ Hội Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới thuận lợi
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ và cạnh tranh bình đẳng trong một môi trường không bị đối xử phân biệt
Ví dụ : Từ khi gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
B. Những Cơ Hội Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
+ Tiếp cận nền khoa học công nghệ của thế giới.
    + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển.
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
+ Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới
+ Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
B. Những Cơ Hội Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
Văcxin “ Rotavin-M1” là vắc xin sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi, được sản xuất từ chủng virut rota G1P trên tế bào Vero tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế - Bộ Y tế.
- Công trình nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, sản lượng điện bình quân hàng năm 9,4kWh.
C. Những Thách Thức Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,…
=> + Nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế
+ Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Tình trạng phụ thuộc vốn, kĩ thuật công nghệ và vật tư thiết bị vào nước ngoài ngày càng chặt chẽ.
C. Những Thách Thức Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
=> + Giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu, đánh mất bản sắc dân tộc.
Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
+ Trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển
+ Môi trường suy thoái
C. Những Thách Thức Của Toàn Cầu Hóa Với Việt Nam:
LƯỢNG KHÍ XE THẢI RA( 2018)
Theo báo cáo năm 2018 của IEA, giao thông vận tải đóng góp 24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm.
Đến tháng 02 năm 2020, toàn quốc có tổng số 3.553.700 xe ô tô và khoảng 45 triệu xe máy đang lưu hành.
Trong số các phương tiện đang lưu hành, nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe
nguon VI OLET