CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC GDCD

Em hãy nêu 5 việc làm của bản thân thể hiện biết tôn trọng người khác.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nguồn ảnh: Internet
Tiết 4 - Bài 4:
GIỮ CHỮ TÍN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
ONE
THẾ NÀO LÀ GIỮ CHỮ TÍN?
1) GIỮ CHỮ TÍN LÀ:
Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình;
Biết tôn trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
TWO
BIỂU HIỆN






- Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt điều đã cam kết.
- Không bao che khuyết điểm cho các bạn cùng lớp, luôn nói đúng sự thật, …
Trả vở cho bạn đúng hẹn, không làm rách hay mất vở của bạn, nếu có làm mất vở của bạn thì phải xin lỗi bạn, …
Đến đúng giờ, nếu có việc đột xuất không tới chở bạn đi học được thì phải tìm cách báo cho bạn biết, …
Giữ lời hứa.
Thực hiện đúng những điều cam kết.
Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
Có trách nhiệm về lời nói, hành vi, việc làm của
bản thân.
2) BIỂU HIỆN CỦA GIỮ CHỮ TÍN
TÌNH HUỐNG
Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
Theo em, bố Trung có phải là người thất hứa không? Vì sao?
Bố Trung không thể đưa Trung đi chơi công viên như đã hứa, nhưng điều đó không thể nói bố Trung là người thất hứa. Bởi vì bố Trung phải đi công tác đột xuất.
Bố Trung không thực hiện được lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại.
THREE
Ý NGHĨA
0
- Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người;
- Dễ dàng đoàn kết và hợp tác với nhau.
3) Ý NGHĨA CỦA GIỮ CHỮ TÍN
FOUR
CÁCH RÈN LUYỆN
0
Làm tốt chức trách của mình.
Hoàn thành nhiệm vụ.
Giữ đúng
lời hứa.
Đúng hẹn trong các mối quan hệ.
Muốn giữ được lòng tin của mọi người
đối với mình, cần phải:
III. LUYỆN TẬP
1. Biểu hiện của giữ chữ tín là?
a. Thực hiện đúng lời hứa.
b. Hẹn bạn 8g nhưng 9g mới đến.
c. Quảng cáo sai sự thật.
d. Sống trong sạch.
2. Biểu hiện không biết giữ chữ tín là?
a. Hứa là làm.
b. Tính toán kĩ lưỡng trước khi làm một việc gì đó.
c. Nói một đằng làm một nẻo.
d. Bắt nạt người yếu hơn mình.
3. Nhiều lần Bi vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, Bi đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bi cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của Bi thể hiện điều gì?
a. Bi là người không giữ chữ tín.
b. Bi là người giữ chữ tín.
c. Bi là người không tôn trọng người khác.
d. Bi là người tôn trọng người khác.
4. Người có hành vi nào dưới đây là người biết giữ chữ tín?
a. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện lời hứa.
b. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.
c. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.
d. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.
Chủ đề: Các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu nói về
giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
Treo đầu dê, bán thịt chó
Chúng ta thường dùng câu “Treo đầu dê, bán thịt chó” để chỉ những người làm ăn gian dối, bên ngoài thế này, bên trong thế khác.
Câu thành ngữ “Hứa hươu, hứa vượn” có nghĩa là thề thốt, hứa với người khác thật nhiều nhưng không bao giờ thực hiện được lời hứa đó.
Hứa hươu, hứa vượn
Đây là một thành ngữ cổ xưa nói về độ tin cậy đã được khẳng định. Nói về một lời hứa, một việc làm chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai.
Lời nói ở ngoài miệng chỉ thoảng qua như gió, không lưu giữ lại được, rồi sẽ bị lãng quên ngay.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Câu tục ngữ nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
"Nói chín thì phải làm mười." Nghĩa là khi mình hứa, mình hẹn, mình nói với người khác (nói chín) thì mình phải làm được nhiều hơn (làm mười). Còn nếu mình nói, mình hứa với người khác (nói mười) mà làm được ít hơn (làm chín) sẽ bị người khác cười chê (kẻ cười người chê). Câu ca dao này muốn khuyên con người ta cần giữ lời hứa, thực hiện lời hứa một cách đầy đủ, không nên làm thiếu, đây là một phần của giữ chữ tín.
NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
- Hoàn thành nội dung ghi bài. Học bài.
- Làm bài tập 1 (SGK trang 12, 13).
- Chuẩn bị bài 5: “Pháp luật và kỷ luật”.
+ Đọc phần đặt vấn đề.
+ Trả lời những câu hỏi gợi ý.
XIN CHÀO
VÀ HẸN GẶP LẠI!
nguon VI OLET