CHÀO MỪNG CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Nhóm thực hiện: Nguyễn Minh Huy – Thanh Huyền
Mỹ Hợp – Mai Thu
Lớp: 10A7
CHƯƠNG III
BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
NÔNG - LÂM - THỦY SẢN
Lâm sản
Nông sản
Thủy sản


Vậy nông-lâm-thủy sản là gì?
Nông sản là các sản phẩm từ cây trồng và vật nuôi dùng làm thực phẩm và không dùng làm thực phẩm.

Lâm sản là các sản phẩm từ rừng bao gồm gỗ và ngoài gỗ.

Thủy sản là các động vật được nuôi ở nước ngọt, nước lợ hoặc được đánh bắt từ biển

BÀI 40
MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
CỦA CÔNG TÁC
BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
NÔNG LÂM THỦY SẢN

NỘI DUNG:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG – LÂM – THỦY SẢN
1) Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sảm
2) Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG – LÂM – THỦY SẢN
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
I) Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông – lâm – thủy sản.
Điều gì sẽ xảy ra khi các sản phẩm này không được bảo quản ?
Cà chua
Ngô
Lúa
Bắp cải

Tôm
Đỗ
Gỗ
Cần làm gì để hạn chế các hiện tượng trên?
Cà chua thối
Bắp bị hỏng
Bắp cải bị thối
Cá bị ươn
Gỗ bị mối mọt phá hại
Tôm bị ươn
MỘT SỐ KHO BẢO QUẢN NÔNG – LÂM – THỦY SẢN
Kho thường
Kho lạnh
Kho silo
Trong chum, vại
Trong bao
Trong khay
Đổ rời trong kho
Tủ lạnh
Ướp đá
Sơn lên gỗ
.
Bảo quản một số cách đơn giản
- Duy trì những đặc tính ban đầu của nông – lâm – thủy sản
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG – LÂM – THỦY SẢN
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông - lâm – thủy sản.
- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng của chúng
- Duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản
- Tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của con người
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến
nông – lâm – thủy sản
Chế biến nông lâm thủy sản là gì?
 Chế biến nông lâm thủy sản là làm biến đổi các nguyên liệu nông lâm thủy sản, thành các sản phẩm khác nhau, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của chúng khỏi bị biến chất và hao hụt về số lượng.
Xúc xích
Thịt hun khói
Nem chua
Chả thịt
Cầu gỗ
Đồ mỹ nghệ
Thịt tươi sống
Gỗ
Tủ gỗ
II. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
1. Nông sản , thủy sản là lương thực, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Đa số nông, thủy sản chứa nhiều nước
70-95%
50-80%
60-70%
20-30%
3. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối, hỏng
4. Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ, dễ bị cong vênh, mốc, mối mọt.
Ví dụ 1: Để bó rau trong điều kiện ẩm độ thấp,
sau một thời gian bó rau đó sẽ như thế nào?Vì sao?
Rau sẽ bị héo và chuyển sang màu vàng.
Do quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh.
Ví dụ 2: Thóc sấy khô cất giữ trong kho, nếu điều kiện
ẩm độ cao thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?Vì sao?
- Thóc sẽ bị nảy mầm do lúc này hạt hút ẩm mạnh
- Thóc dễ bị mốc, hỏng do độ ẩm cao tạo điều
kiện thuận lợi cho VSV và côn trùng phát triển.
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông,lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản
Vậy độ ẩm không khí ảnh hưởng đến nông,lâm,thủy sản trong quá trình bảo quản ,chế biến như thế nào?
Độ ẩm không khí cao làm cho nông, lâm, thủy sản bị khô ẩm trở lại.
Khi quá giới hạn độ ẩm cho phép sẽ tạo điều kiện cho VSV, côn trùng phát triển, phá hoại
Ví dụ 3: Khi bảo quản bó rau trong điều kiện lạnh,
sau vài ngày bó rau vẫn tươi xanh. Vì sao?

Do nhiệt độ môi trường thấp, hoạt động của VSV và
các hoạt động sinh hóa của rau bị ức chế nên chúng
không thể phá hại rau.


Điều gì sẽ xảy ra với bó rau để trong
điều kiện nhiệt độ cao, khoảng 400C? Vì sao?


- Bó rau sẽ nhanh thối hỏng do VSV gặp
điều kiện nhiệt độ thuận lợi, phát triển mạnh và phá hại.
Rau thoát hơi nước, hô hấp mạnh nên nhăn nheo.
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến nông,lâm,thủy sản trong quá trình bảo quản ,chế biến như thế nào?
- Nhiệt độ tăng lên làm tăng hoạt động của VSV nên nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng.
- Nhiệt độ tăng làm các quá trình sinh hóa ( hô hấp, ..) tăng mạnh, nông, lâm sản, thủy sản bị nóng lên, chất lượng nông sản bị giảm sút.
Một số động vật gây hại trong bảo quản lương thực
Một số hình ảnh về sản phẩm nông, lâm, thủy sản bị VSV và động vật phá hoại.
Cách bảo quản thực phẩm ở gia đình
Bảo quản thịt ở ngăn đá
Bảo quản trứng
QUA BÀI THUYẾT TRÌNH NÀY NẮM CÁC Ý CHÍNH SAU:
Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Biết được đặc điểm cơ bản của nông – lâm – thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông – lâm - thủy sản trong bảo quản, chế biến.
Tham khảo phần đọc thêm ở cuối sách giáo khoa trang 121/122 để nắm rõ thông tin về sản xuất của nước ta.
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CÁC BẠN NẮM RÕ KIẾN THỨC QUA BÀI HỌC NÀY.
Câu 1: Hoạt động nào là bảo quản nông, lâm, thủy sản?
A.Sấy khô thóc
B. Làm bánh chưng
C.Làm thịt hộp
D.Muối dưa cà
Câu 2: Chọn phương án đúng nhất:
Nông – lâm – thủy sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Nông – lâm – thủy sản chứa các chất dinh dưỡng
Nông – lâm – thủy sản chứa nhiều nước
Tất cả đều đúng
Câu 3: Phơi sấy nông sản nhằm mục đích chính:
A. Diệt vi sinh vật gây hại
B. Tăng chất lượng
C. Tăng khối lượng
D. Đưa về độ ẩm an toàn.
Câu 4: Hoạt động nào là chế biến nông, lâm, thủy sản?
A. Cất khoai trong chum
B. Ngâm tre dưới nước
C. Làm măng ớt
D. Tất cả đều đúng
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
Puskin__
Các bạn hãy cố gắng học tốt!
nguon VI OLET