CẦU THỊ NẠI NỐI BẮC QUI NHƠN VỚI KHU KINH TẾ NHƠN HỘI DÀI 2.477KM
CẦU THỊ NẠI NỐI BẮC QUI NHƠN VỚI KHU KINH TẾ NHƠN HỘI DÀI 2.477m
BÀI 41
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. KHÁI QUÁT:
Diện tích: 6.000km2
- Dân số: l,5 triệu người (2009)

1. KHÁI QUÁT:
- Vị trí địa lý và lãnh thổ:
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ : bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp tỉnh Gia Lai, đông giáp Biển Đông,
Cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km.
Là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn, 1 thị xã và 09huyện, trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28km2, dân số trên 284.000 người,
Được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình:
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây.
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
b. Địa hình:
Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:
Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha).
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển.
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn .
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
b.Khí hậu:
Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trung bình theo 5 năm gần đây (2006 - 2010), nhiệt độ không khí: 27,1OC; độ ẩm không khí: 78,4%; tổng số giờ nắng: 2.354 giờ; lượng mưa: 2.209 mm.
c. Sông ngòi:
- Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw; giá trị thuỷ lợi;
Trong tỉnh có bốn con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc hay Tam Quan.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Các chủng loại đá và đá granite dùng làm vật liệu xây dựng cao cấp (trong đó đá granite đỏ và vàng chỉ Bình Định mới có), trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập trung chủ yếu gần các trục đường giao thông.
Bôxit ở Vĩnh Thạnh, có trữ lượng 150 triệu tấn quặng nguyên khai.
- Cao lanh: Tập trung ở huyện Phù Cát và Long Mỹ (Quy Nhơn), trữ lượng khoảng 25 triệu tấn.
- Đất sét: Với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m3, tập trung ở các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn...
- Vàng: Tiềm năng vàng gốc của các điểm vàng với trữ lượng khoảng 22 tấn, tập trung ở các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
- Cát và cát trắng: Phân bổ dọc bờ biển và trong các thung lũng, bãi bồi của lòng sông cạn với khối lượng 14 triệu m3.

- Toàn tỉnh có 5 điểm suối khoáng: Hội vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Định Quang, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn). Riêng nước khoáng nóng Long Mỹ có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể khai thác 50 triệu lít/năm.
e.Tiềm năng du lịch:
- Bình Định là miền đất võ, là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18 với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng áo vải Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan; quê hương của các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi.
Bình Định từng là cố đô của Vương quốc Chămpa với di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm (7 cụm, 14 tháp) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
- Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà, hấp dẫn như Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hoà, Bãi Dài.... Tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Các lễ hội truyền thống: Chiến thắng Đống Đa,; Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu; Chiến thắng Đồi 10; Lễ hội cư dân miền biển; Lễ hội đâm trâu...
- Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, Gốm, Nón ngựa Gò Găng, Làng rèn Phương Danh, Bún Song Thằng, Bánh tráng nước dừa, Bánh tráng mè...
- Ẩm thực: Bánh hỏi thịt heo, bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá, bún Song Thằn, nem Chợ Huyện, bánh tráng nước dừa...
 
* Bình Định có 231 di tích, trong đó Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) xếp hạng 33 di tích và UBND tỉnh xếp hạng 55 di tích.
3. Đặc điểm dân cư và lao động:
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người (2009) trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%. Dân số ở thành thị là chiếm 25,2%, nông thôn chiếm 74,8%,
Mật độ dân số là 259,4 người/km2.
Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân
4. KINH TẾ
a. NÔNG - LÂM NGHIỆP
. Đất nông nghiệp năm 2011 (đơn vị: ha)
a. NÔNG - LÂM NGHIỆP
- Dự kiến diện tích, sản lượng ngành trồng trọt năm 2011 và đến năm 2020
b.Công nghiệp:
- Đã hình thành và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp như chế biến nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, may mặc, giày dép xuất khẩu....
- Nhiều sản phẩm chất lượng cao như: đồ gỗ, đá granite, titan, hải sản, yến sào, đường, bia, mỹ nghệ, may mặc, giày dép, dược phẩm...
Các ngành công nghiệp có thế mạnh:
Đã hình thành nhiều khu công nghiệp:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hình thành 04 KCN, trong đó có 2 KCN (Phú Tài, Long Mỹ) đã lấp đầy, 2 KCN khác (Nhơn Hòa, Hòa Hội) đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng cũng tiếp nhận được một số dự án đầu tư thứ cấp và KCN Cát Tân đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng. Theo Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.761 ha, bao gồm các KCN: Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Trinh, Cát Khánh, Bồng Sơn, Bình Nghi -Nhơn Tân.
ĐẦM THỊ NẠI
ĐẠI HỌC QUY NHƠN
MỜI CÔ VÀ CÁC BẠN LẮNG NGHE BÀI HÁT VỀ BỊNH ĐỊNH.
Bài trình chiếu của nhóm em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và theo dõi.
nguon VI OLET