Lớp 9a2-Tổ 3
Bài 41:
Địa lí tỉnh(thành phố)
TỈNH LÂM ĐỒNG
Những người thực hiện:
Trần Trung Hiếu
Phạm Minh Dương
K’Thiện
Phan Kim Ngân
Trương Thị Thảo Vi
Nông Thị Thu Phương
Ka Khen
IV. KINH TẾ
1.Đặc Điểm Chung.


-Trước đây, Lâm Đồng là 1 tỉnh Tây Nguyên có nền kinh tế còn chậm phát triển so với cả nước với cơ cấu chủ yếu là nông - lâm nghiệp.
-Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên đáng kể, một số ngành và lĩnh vực phát triển vượt bậc góp phần thực hiện được mục tiêu đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.
-Điều kiện tự nhiên đã cho phép Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ về nông - lâm nghiệp và dịch vụ song ngành công nghiệp – xây dựng hiện nay cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
IV. KINH TẾ
2.Các ngành kinh tế
a) Ngành Công Nghiệp:
Năm 2011, khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 3.465,8 tỷ đồng (chiếm 25,46%) trong GDP, Trong khu vực này, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 38,06%) ngành xây dựng chiếm 19,14%.
- Hiện nay đã hình thành và tiến hành sử dụng nhiều khu và cụm công nghiệp như KCN Phú Hội (Đức Trọng), KCN Lộc Sơn (Bảo Lộc) và 15 cụm CN khác trong toàn tỉnh.Các sản phẩm CNCB nổi tiếng như chè Cầu Đất , rượu vang Đà Lạt.
-Các công trình thủy điện lớn : Hàm Thuận- Đa My , Đại Ninh , Đồng Nai 3 , Đồng Nai 4, Đa Nhim.
-Các dự án CN lớn như : khai thác quặng bô-xít (huyện Bảo Lâm) , hydroxite nhôm (Bảo Lộc)

Nhà máy Alumin Tân Rai-Lâm Đồng
Nhà máy thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận
IV. KINH TẾ
2.Các ngành kinh tế
b) Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

Nông –lâm- ngư nghiệp : là ngành kinh tế quan trọng ,chủ yếu nhất tập trung nhiều lao động tham gia nhất.
Đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 49,23%) trong GDP. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 97,49%). Hai ngành lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ (2,51%) .
-Ngành trồng trọt:
+ Cây công nghiệp : cây trồng chủ yếu của địa phương như cà phê , chè , dâu tằm ….không ngừng tăng về diện tích và sản lượng. Phân bố chủ yếu ở hầu hết các huyện
+Cây rau và hoa : Phân bố chủ yếu ở Đà Lạt và các huyện phụ cận … là cây trồng góp phần không nhỏ đem lại thu nhập cho nhân dân địa phương.
- Ngành chăn nuôi : đang dần được coi trọng và phát triển mạnh mẽ theo hình thức chuyên môn hóa. Đàn bò sữa đang phát triển mạnh , đàn heo cũng gia tăng nhanh… đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.
-Ngành trồng , khai thác lâm sản cũng phát triển mạnh .

Hái chè ở Bảo Lộc
Vườn Cà Phê
Chăn Nuôi bò sữa
Trồng rau-hoa Đà Lạt
IV. KINH TẾ
2.Các ngành kinh tế
c) Dịch vụ
-Du lịch là ngành phát triển nhất , quan trọng, chiếm 31% giá trị GDP của. Các trung tâm du lịch nổi tiếng : Đà Lạt , Bảo Lộc với nhiều địa danh nổi tiếng. Hằng năm số lượt du khách tham quan không ngừng tăng. Năm 2009 đạt 7 triệu lượt khách du lịch.
-Thương mại : hoạt động nội thương diễn ra khá mạnh mẽ (với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng)
Hoạt động xuất – nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ (xuất khẩu mặt hàng nông-lâm sản như Hoa, cà phê , trà..)
-GTVT : đang được nâng cấp các tuyến đường GT quốc lộ và nội bộ vùng. Sân bay Liên Khương cũng đang được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển của KT-XH.
 
Chúc các bạn học tốt
nguon VI OLET