Trường THPT Đoàn Kết

Giỏo viờn: Phuong Qu?c Oai
CHúc các em có giờ học hứng thú và bổ ích

Hai lược đồ trên là châu lục nào? em hãy nêu những hiểu biết của mình về các Châu lục đó
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
BÀI 5
CÁC NƯỚC CHÂU PHI

Dựa vào bảng dưới hãy thống kê những thắng lợi của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Sự kiện Nenxơn Manđêla, trở thành Tổng thống của Cộng hòa Nam Phi có ý nghĩa gì?
Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới.
Nenxơn Manđêla
Nelson Mandela; sinh 1919
Năm 1944, giữ chữ Tổng thư kí Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Năm 1964 ông bị bắt giam kết án tù chung thân.
Năm 1990 sau 27 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông.
Năm 1991 ông được bầu làm Chủ tịch Đại hội Dân tộc châu Phi ANC.
Từ năm 1993-1999 Manđêla làm tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi.
Năm 1993 nhận Giải thưởng Nôben về hoà bình. Manđêla được ngưỡng mộ như người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc.
CÁC NƯỚC MĨ LA TINH
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về các nước Mĩ Latinh? Mĩ thực hiện những âm mưu gì ở Mĩ Latinh?
- Đầu thế kỉ XIX giành độc lập từ thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Sau CTTG II Mĩ biến MLT thành “sân sau” và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
CÁC NƯỚC MĨ LA TINH
Sau chiến tranh thế giới hai phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh diễn ra như thế nào?
- Tháng 3-1952 Ba-tix-ta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba.
- Ngày 26-7-1953 Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Môn-ca-đa.
- Ngày 1-1-1959 nước CH Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

Phi-đen Cát-xtơ-rô sinh ngày 13-8-1927 là tiến sĩ Luật sớm tham gia hoạt động chống chế độ độc tài Ba-tix-ta.

26-7-1953 chỉ huy 135 thanh niên tấn công trại lính Môn-ca-đa không thành, ông bị bắt giam.

Ra tù, ông sang Mê-hi-cô tích cực chuẩn bị lực lượng.

Năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang.

1-1-1959 chế độ độc tài Ba-tix-ta bị lật đổ, nước CH Cuba ra đời do ông đứng đầu.
Đôi nét về tiểu sử của Phi-đen Cát-xtơ-rô
BÀI 5
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
II. Các nước Mi la tinh
1. Những nét chính về quá trình giành và bảo vệ độc lập
- Trong thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX phong trào chống Mỹ và chế độ độc tài diễn ra sôi nổi ở nhiều nước như ở Panama, Venezuela, Goatemala, Peru, Nicaragoa, Chile…
- Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc được thiết lập

Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay.

Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Năm 1999 Mĩ trả lại chủ quyền cho Panama.
So sánh phong trào ở châu Phi với các nước Mĩ La tinh
- Cuối TK XIX hầu hết là thuộc địa hoặc ½ thuộc địa của ĐQ Phương Tây. Các nước ở đây mãi đến giữa TK XX mới giành độc lập
- Các nước Mĩ la tinh giành độc lập sớm (đầu TKXX), nhưng sau đó bị lệ thuộc vào Mĩ và Mĩ tìm cách xây dựng chế độ độc tài ở đây
- Là thuộc địa kiểu cũ
- Là thuộc địa kiểu mới
- Mục tiêu đấu tranh của nhân dân chủ yếu là giành độc lập
- Mục tiêu Đấu tranh chống chế độ độc tài, giành, bảo vệ và củng cố độc lập.
- Đấu tranh chống TD Mới (Mĩ)
- Đấu tranh chống TD cũ (Anh, Pháp...)
- Chủ yếu đấu tranh chính trị, thương lượng
- Kết quả: Châu Phi giữa những năm 70 hầu hết giành độc lập.
- Kết quả: Đến cuối những năm 80 chế độ độc tài thân Mĩ nhiều nước bị lật đổ
- Hình thức đấu tranh khá phong phú
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có tác động tích cực đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự giúp đỡ của các nước XHCN. B. Sự suy yếu của đế quốc Anh, Pháp.
C. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. D. Sự suy yếu của thực dân Tây Ban Nha.
Câu 2: Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi là
A. Môdămbích và Ănggôla. B. Angiêri và Tuynidi.
C. Ai Cập và Libi. D. Marốc và Xuđăng.
Câu 3: Năm 1960, với 17 quốc gia giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là
A. Năm châu Phi. B. Năm châu Á. C. Năm châu Mĩ. D. Năm châu Âu.
Câu 4: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
A. Năm 1960, 17 quốc gia giành được độc lập.
B. Cộng hòa Môdămbích, Ănggôla giành độc lập năm 1975.
C. Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập.
D. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 5: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apácthai. D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 6: Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu phi sau chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến khu vực này được mệnh danh là
A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa bùng cháy” .
C. “Lục địa thức tỉnh”. D. “Lục địa bão táp”  .
Câu 7: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
B. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội ở châu Phi đã hoàn thành triệt để.
C. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 8: Trước khi trở thành “sân sau” của Mĩ, các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của
A. Tây Ban Nha, Pháp, Anh. B. Đức, Hà Lan, Pháp.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ
A. độc tài Batixta. B. độc tài thân Mĩ.
C. thực dân Tây Ban Nha. D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 10: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
A. Achentina. B. Chile. C. Nicaragoa. D. Cuba.
Câu 11: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh đã được mệnh danh là
A. “Hòn đảo tự do”. B. “Lục địa mới trỗi dậy”.
C. “Lục địa bùng cháy”. D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
Câu 12: So với cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác biệt?
A. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản.
C. Nhân dân Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức liên minh khu vực.
Câu 13: Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là
A. nhiều nước giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.
B. chính quyền độc tài bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập ở nhiều nước.
C. các nước vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành nước công nghiệp mới.
D. phá vỡ được thế bao vây, cô lập và cắm vận của để quốc Mĩ.
Câu 14: Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đổ chính trị thế giới?
A. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
B. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
nguon VI OLET