CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH LỚP 11
Bài 5:
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
copyright www.brainybetty.com 2006 All Rights Reserved
1. Châu Phi
Trình bày những hiểu biết của em về châu Phi?
1. Châu Phi
Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới, diện tích hơn 30 triệu km2, trải dài 2 bên đường xích đạo. Từ Bắc đến Nam dài 8.000 km, từ Đông sang Tây rộng 7.600 km. Châu Phi có nhiều đảo và các nhóm quần đảo ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, (đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca). Đây là châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên nhiều gỗ quý, cà phê, ca cao ..., có các mỏ măng gan, crôm, đồng, vàng, kim cương; đây cũng là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Dân số lúc đó khoảng 232 triệu người.
Châu phi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại
Sông Nin
Ai Cập
1. Châu Phi
Tại sao các nước đế quốc tiến hành xâm lược thuộc địa?
Các nước đế quốc tiến hành xâm lược thuộc địa để khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường, … làm giàu cho các nước đế quốc.
1. Châu Phi
Quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi từ giữa thế kỉ XIX - đầu XX như thế nào?
a. Các nước đế quốc xâm chiếm châu Phi
KÊNH ĐÀO XUY-Ê
1. Châu Phi
a. Các nước đế quốc xâm chiếm châu Phi
- Từ giữa thế kỉ XIX, nhất là sau khi hoàn thành kênh đào Xuyê, thực dân phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi.

Lược đồ thuộc địa các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX

Anh

Đức

Bỉ

BĐ Nha

Pháp
Ai cập,
Tây Namphi,
Công gô
Mô-dăm-bích,
Ai cập
Đông
Xu đăng
Kênia
Nam phi
Nigiêria
Angiêri
Mađagaxca
Tây phi
Angiêri,
Tây Phi,
Ma-đa-ga-xca...
Camơrun,
Tan-da-ni-a
Tandania
Camơrun
Tây Namphi,
Công gô
Ăng-gô-la
Mô Dăm bích
Ăng gôla
Nigiêria....
Đông xuđăng.
Kênia,
Nam Phi,
32%
28%
7.5%
6.5%
7.5%
Anh 32%
Pháp: 28%
Đức 7,5%
Bỉ 7,5%
Bồ ĐN 6,5%
Đầu thế kỷ XX, diện tích đất mà thực dân chiếm được ở Châu Phi:
1. Châu Phi
a. Các nước đế quốc xâm chiếm châu Phi
Từ giữa thế kỉ XIX, nhất là sau khi hoàn thành kênh đào Xuyê, thực dân phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi.
+ Anh chiếm Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Vàng,….
+ Pháp chiếm một phần Tây Phi, An giê ri, Tuy ni đi,…
+ Đức chiếm Tây Nam Phi, Tô gô, Ca mơ run,…
+ Bỉ chiếm Công gô.
+ Bồ Đào Nha chiếm Mô dăm bích, Ăng gô la,…

Hình ảnh biếm họa thuộc địa Anh ở C.phi
Ai cập
Nam phi
Hình ảnh biếm họa thuộc địa Anh ở C.phi
1. Châu Phi
Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi? Trình bày cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân xâm lược?
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi
* Nguyên nhân: Ách thống trị hà khắc của chủ
nghĩa thực dân đối với các dân tộc châu Phi đã làm
bùng nổ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi
Sự thống trị hà khắc, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân =>Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Phong trào đấu tranh diễn ra
Sự thống trị TDPT: nhân dân đói khổ bệnh tật, đứng trước nguy cơ diệt vong:
* Diễn biến:
- Ở An-giê-ri: Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe.
Ở Ai Cập: Phong trào đấu tranh của trí thức và sĩ
quan yêu nước, thành lập tổ chức Ai Cập trẻ.
- Đặc biệt ở Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a: đấu tranh bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
Xu đăng
Angiêri
1830-1847
Áp-đen Ca- đe
Aicập
Êtiôpia
1879-1882
1882-1898
1889
1830-1847
1879-1882
1882-1898
1889
Áp-đen Ca- đe
Átmét- Arabi
Muhamét -
Átmét
Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri
Cuộc đấu tranh của Trí thức và Sĩ quan yêu nước ở Aicập
Cuộc đấu tranh của nhân dân
Xu đăng
Cuộc đấu tranh của nhân dân
Êtiôpia
Átmét- Arabi
Muhamét-Átmét
1. Châu Phi

Kết quả và ý nghĩa phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân xâm lược?
* Kết quả, ý nghĩa:





- Kết quả: Hầu hết đều bị thất bại (trừ Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a). Do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo điều kiện tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.
2. Khu vực Mĩ Latinh
Trình bày những hiểu biết của em về khu vực Mĩ Latinh?
2. Khu vực Mĩ Latinh
- Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm 1 phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trng Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê. Đất phì nhiêu, tài nguyên phong phú. Rừng rậm có tới hơn 1000 loại cây khác nhau, có nhiều loại gỗ qúy: gụ, trắc,... nông phẩm : cà phê, ca cao, lúa mì, ngô; nhiều kim loại quí vàng, bạc, kim cương, bạch kim, dầu lửa.
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX có 207 triệu người gồm 3 chủng tộc chính: da đỏ (người bản xứ), da đen (người nô lệ từ châu Phi sang) và da trắng (từ châu Âu tới).
- Hầu hết cư dân ở đây nói tiếng Latinh nên người ta gọi là khu vực Mĩ Latinh.
Tây Ban
Nha
Bồ Đào
Nha
Thuộc địa
2. Khu vực Mĩ Latinh
a. Nguyên nhân:
- Từ thế kỉ XVI, XVII, hầu hết các nước Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Sự thống trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã dẫn đến cuộc đấu tranh giành độc ở Mĩ Latinh.
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền, khai thác hầm mỏ, đàn áp người da đỏ bắt làm nô lệ: Hơn nữa thế kỷ sau cư dân da đỏ giảm hơn 90%. Ở Mexico từ 25tr -> 1,5tr. Ở Pê ru giảm 95%. Từ năm (1495-1503) hơn 3tr người biến mất khỏi các đảo …
+ Đưa người châu Phi sang khai thác thiên nhiên, …
2. Khu vực Mĩ Latinh
Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
1816
1821
1821
1804
1822
1818
1828
1811
1819
1811
1825
Tut-xanh
Lu-vec-tuy-a
Tut-xanh
Lu-vec-tuy-a
2. Khu vực Mĩ Latinh
b. Diễn biến:
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt, nhiều nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.
+ Ở Ha-i-ti: 1791 cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Tútxanh Luvéctuya, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh (1804).
+ Tiếp đó giành độc lập ở Ác-hen-ti-na (1816), Mê-hi-cô và Pêru (1821)…

Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống chủ nghĩa thực dân xâm lược?
2. Khu vực Mĩ Latinh
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Nổ ra sôi nổi và quyết liệt thể hiện tinh thần dân tộc. Nhiều quốc gia giành được độc lập.
2. Khu vực Mĩ Latinh

- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này.
+ Năm 1823 Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
+ Năm 1889 Thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ” do Mĩ đứng đầu.
+ Đầu thế kỉ XX Thực hiện chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình.
+ Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để chiếm thuộc địa.
- Chính sách bành trướng của Mĩ
+Học thuyết Monroe: là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước Quốc hội
Thủ đoạn của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh
* Thủ đoạn:
+ Thành lập tổ chức Liên Mĩ.
Trụ sở Liên Mĩ ở Washington
+ Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.
+Dùng sức mạnh quân sự để xâm chiếm Haiti (1914-1915), Mêhicô (1914 và 1916).
Cái gậy lớn: Chỉ những hành động cứng rắn, những chính sách phong tỏa và trừng phạt về kinh tế, chính trị, ngoại giao một nước nào đó có quan điểm không thân thiện (nói cách khác là "không nghe theo lời người Mỹ”). Ví dụ: bao vây, cấm vận về kinh tế, đe dọa và sẵn sàng tiến hành vũ lực để giải quyết vấn đề...
Ngoại giao đồng đôla: Đây là một trong 2 chính sách chính của Mỹ đối với các quốc gia đối nghịch. Qua đó, nếu các quốc gia đó không chịu khuất phục sự cứng rắn của Mỹ, không sợ bom đạn thì người Mỹ "giang tay đưa đồng Đô la cho sử dụng". Sau đó, khi đã nắm được nền kinh tế của quốc gia đó, quốc gia đó sẽ trở thành một cái bóng của người Mỹ, nghe theo người Mỹ
Luyện tập
Câu 1: Các nước châu Phi bị thực dân phương Tây xâm lược mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 70, 80 của thế kỷ XIX.
B. Thế kỉ XVI.
C. Thế kỉ XVII.
D. Thế kỉ XVIII.
Câu 2: Nước thực dân phương Tây nào độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ
Câu 3: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm
A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ.
B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ.
C. Trung Mĩ, Nam Mĩ, một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê.
D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ.
Câu 4: Cư dân ở Mĩ La tinh trong quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược họ nói tiếng của nước nào?
A. Nói tiếng Anh và Pháp.
B. Nói tiếng Pháp và Bồ Đào Nha.
C. Nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. Nói tiếng Anh và Tây Ban Nha.
Câu 5: Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là
A. Pê-ru.       
B. Ha-i-ti.
C. Mê-hi-cô.       
D. Pu-éc-tô Ri-cô.
Bài tập về nhà
Câu 1: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi theo mẫu:
Khu vực Mĩ Latinh
Ha-i-ti
1804
Chuẩn bị bài mới
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
Sâu xa
Trực tiếp (duyên cớ)
1.
2. Lập niên biểu về diễn biến 2 giai đoạn của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
nguon VI OLET