TIẾT 14-15
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
- Ngô gia văn phái-
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ngô gia văn phái: gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, - Thanh Oai - Hà Nội.
- Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí (1753-1788), Ngô Thì Du (1772-1840)
- Họ là những nhà nho mang nặng tư tưởng trung quân, ái quốc.
- Là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ.
Nêu những hiểu biết về tác giả?
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
- Ngô gia văn phái-
TIẾT 14-15
2.Tác phẩm:
a. Thể loại:
Thể chí- ghi chép lại các sư việc vừa có tính chất lịch sử , vừa có tính văn học.
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo kiểu tiểu thuyết chương hồi , gồm 17 hồi
c. Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
Nêu hiểu biết về tác phẩm: thể loại, hình thức, PTBĐ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí Chủ đề của tác phẩm?
b. Hình thức:
d. Hoàn cảnh sáng tác:
Ghi chép về sự thống nhất đất nước của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh. từ nửa cuối TK 18 đến nửa đầu TK19.
- Tác phẩm viết ở nhiều thời điểm nối tiếp nhau từ cuối triều Lê và đầu triều Nguyễn
c. Vị trí của tác phẩm:
Đoạn trích thuộc hồi 14 của tác phẩm: Ca ngợi chiến thắng của vua Quang Trung cùng nghĩa quan Tây Sơn, đồng thời miêu tả sự thất bại thảm hại của tướng nhà Thanh cùng bè lũ bán nước.
g. Đại ý:
Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận của bọn vua quan phản nước hại dân.
h. Bố cục:
* 3 phần
- Phần 1: Từ đầu ….“Năm Mậu Thân 1788”
→ Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân ra Bắc.
- Phần 2: “Vua Quang Trung....kéo vào thành”
→ Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
Phần 3: Phần còn lại
→ Sự thảm bại của bè lũ bán nước, cướp nước.
i/ Tóm tắt hồi thứ 14:
Nghe tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ, đang ở Phú Xuân, liền lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc Hà. Đến Nghệ An, vua cho tuyển mộ lính, ra lời phủ dụ họ. Đến Tam Điệp, 30 Tết, vua cho quân sĩ ăn Tết trước. Đêm mùng 3 tháng giêng đánh thắng Hà Hồi. Mồng 5 đánh Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại. Trưa đó Quang Trung tiến binh vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị trốn chạy, quân giặc tranh nhau qua cầu, cầu gãy, xác giặc làm nghẽn cả khúc sông. Vua tôi nhà Lê trốn chạy theo giặc sang Trung Quốc.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng người anh hùng Quang Trung
a. Nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh mẽ, bản lĩnh, phi thường:
- Nghe tin giặc đến thành Thăng Long “định thân chinh cầm quân đi ngay.”
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán và nhanh gọn
Tìm chi tiết nói tới sự quyết đoán, bản lĩnh của Quang Trung?
- Nguyễn Huệ làm được nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung → để yên lòng dân.
+ Tranh thủ gặp Nguyễn Thiếp để hỏi về kế sách Thu hút sự ủng hộ của tầng lớp sĩ phu.
+ Tuyển mộ hơn một vạn binh lính→ mở cuộc duyệt binh.
+ Ra phủ dụ tướng sĩ: vạch trần âm mưu xâm lược nhà Thanh, giữ nghiêm ngặt kỉ luật, khích lệ tinh thần binh lính.
Tính cách mạnh mẽ quyết đoán, đầy bản lĩnh là đặc điểm của bản lĩnh của bậc quân vương tài chí→ Nguyễn Huệ xứng đáng được nhân dân tôn thờ và gửi gắm niềm tin.
Trong một tháng Nguyễn Huệ đã làm được những việc gì?
b. Bậc minh vương có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
Sự sáng suốt nhạy bén của vua Quang Trung đã thể hiện như thế nào trong lời phủ dụ?
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc: Trong khoảng vũ trụ đất nào, sao nấy… người phương Bắc không phải là giống nòi
- Nhận định được tình hình thế cuộc và tương quan lực lực lượng giữa ta và địch.
+ Lên án hành động ngang ngược, phi nghĩa của quân giặc: từ đời nhà Hán đến nay cúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải
+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ: “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ”
Sự sáng suốt nhạy bén của vua Quang Trung đã thể hiện như thế nào trong lời phủ dụ?
+ Kêu gọi tướng sĩ đồng tâm hiệp lực.
=> Lời phủ dụ ngắn gọn, súc tích sâu sắc để kích thích lòng yêu nước và truyền thống dân tộc.
+ Ra kỉ luật nghiêm khắc theo nhà binh: chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai
- Bậc minh vương có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc dùng người và xét đoán bề tôi:
+ Trong hội quân ở Tam Điệp: Việc Lân và Sở phải rút quân → ông hiểu hai tướng làm vậy để bảo toàn lực lượng “ quân thua chém tướng” nhưng ông hiểu lòng họ sức ít, không thể địch nổi cuân hùng tướng hổ của nhà Thanh.
+ Việc Lân và Sở: rút lui do chủ mưu của Ngô Thì Nhậm để bảo toàn lực lượng , gây sự chủ quan cho địch.
=> Quang Trung là bậc minh quân hiểu tướng sĩ, khen chê đúng người đúng việc.
c. Bậc quân vương có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Chắc chắn và dự kiến cả ngày chiến thắng: phương lược tiến đánh đã tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.
- Đang lo đánh giặc Quang Trung đã tính sẵn cả kế hoạch sau chiến thắng, tìm cách ngoại giao với gặc để có thể dẹp được việc binh đao, chúng ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng.
Tìm chi tiết cho thấy ông là bậc quân vương biết nhìn xa trông rộng?
=> Chính tinh thần, ý chí quyết thắng hừng hực của vua Quang Trung đã lan tỏa đến từng quân sĩ, kích thích ý chí quật cường của họ.
d. Là bậc kì tài về quân sự- có tài thao lược hơn người
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân, làm nên cuộc hành quân thần tốc
+ Ngày 25 tháng chạp từ Huế→ 29/thángchạp Nghệ An
+ Tổ chức tuyển binh trong 1 ngày
+ Ngày 30 tháng chạp “ lập tức lên đường” → Thăng Long → vừa hành quân vừa đánh giặc → bí mật
-> Đội quân của Quang Trung trở thành một đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó.
- Ông dùng chiến thuật một cách linh hoạt, ít hao tổn binh lực.
Tài thao lược của vua Quang Trung thể hiện ở chi tiết nào?
=>Vua Quang Trung là sức mạnh, là nội lực của nghĩa quân Tây Sơn, đại diện cho vẻ đẹp của một dân tộc anh hùng.
Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn
- Đêm mồng 3 tháng giêng Kỷ Dậu (1789) đánh đồn Hà Hồi.
- Mồng 5 tháng giêng đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trưa mồng 5: vua Quang Trung vào thành Thăng Long.
-> Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung quân ta đã đánh những trận thật hào hùng làm kẻ thù phải khiếp sợ.
e. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận:
- Ông hoạch định đường lối chiến lược , chiến thuật, tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong, xông pha nơi chiến trận
Qua phần 1 hình ảnh vua Quang Trung được tái hiện lên bằng biện pháp nghệ thuật nào ?
Các biện pháp nghệ thuật ấy nói với em về một vị vua như thế nào ?
Kể bằng hành động, sự việc, lời nói cụ thể.
Là một vị vua yêu nước, sáng suốt, có tài cầm quân.
1. Hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ :
Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn
2. Sự đại bại của quân Thanh và bọn vua tôi phản nước
a. Sự đại bại của quân Thanh
- Tướng Tôn Sĩ Nghị: Sợ mất mật, ngựa không còn kịp đóng yên, người không mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước
- Quân: đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy , tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết rất nhiều….đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn, không chảy được nữa
Tìm hình ảnh nói về sự thất bại của quân Thanh
*Nguyên nhân của sự thất bại
- Tướng lĩnh chủ quan, kiêu căng
- Bất tài tham sống sợ chết
- Lính tráng ô hợp, buông lỏng kỉ cương
b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân
- Lê chiêu Thống cùng kẻ thân tín chạy bán sống bán chết, mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lử, chỉ biết nhìn nhau oán giận chảy nước mắt.
Tình cảnh khốn đốn, bi thảm
- Cuộc tháo chạy của vua Lê
+ Nhịp điệu chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua Lê, cuộc tiếp đãi thịnh tình của kẻ bề tôi.
+ Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt?
Em hãy giải thích?
- Cuộc tháo chạy của quân Thanh:
+ Nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả.
+ Ngòi bút miêu tả khách quan, hàm chứa sự hả hê,sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của bè lũ cướp nước.
- Các tác giả tôn trọng sự thật lịch sử.
- Họ có ý thức tự hào dân tộc.
- Tính cách của các nhà viết sử thời phong kiến.
=> Đó là điểm tiến bộ của các tác giả Ngô gia văn phái.
Tại sao hai tác giả là quan lại nhà Lê, Nguyễn mà lại viết về Nguyễn Huệ một cách sinh động, lẫm liệt như vậy?
LỄ HỘI ĐỐNG ĐA
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Trình tự kể diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.
- Giọng điệu trần thuật thích hợp với việc thể hiện thái độ của tác giả.
2. Nội dung:
Ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống.
TIẾT 14-15: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
- Ngô gia văn phái-
IV. LUYỆN TẬP:
Viết đọan văn ngắn miêu tả lại chiến công thàn tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Đọc, tóm tắt hồi thứ 14.
- Nêu cảm nhận về hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung.
- Soạn bài tiết 16,17: truyện Kiều của Nguyễn Du
* Yêu cầu:
+ Đọc kĩ về tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Du.
+ Nhận xét về các giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện Kiều.
nguon VI OLET