KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Sông núi nước Nam” nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ ấy?
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - Tác phẩm

Tiết 20: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Quang Khải?
Trần Quang Khải (1241-1294), là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong Thượng Tướng, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, đặc biệt là trong hai trận thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Không chỉ là võ tướng kiệt xuất, mà còn là người có những vần thơ “sâu xa lí thú”.
Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm Lạc Đạo tập lưu lại ở đời.
Đền thờ Trần Quang Khải tại Nam Định

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả
- Trần Quang Khải (1242 – 1294)
Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Là võ tướng kiệt xuất, có tài thơ ca.

Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả
- Trần Quang Khải (1242 – 1294)
Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Là võ tướng kiệt xuất, có tài thơ ca.
2. Tác phẩm:
Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long(Hà Nội) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô (1285).

Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b.Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
Đọc – hiểu chú thích

Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Hướng dẫn đọc
Giọng điệu phấn chấn, hào hùng, chắc, khoẻ. Ngắt nhịp 2/3.
Nguyên tác chữ Hán
PHIÊN ÂM
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
DỊCH THƠ
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả
- Trần Quang Khải (1242 – 1294)
Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Là võ tướng kiệt xuất, có tài thơ ca.
2. Tác phẩm:
Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long(Hà Nội) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô (1285)

Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b. Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Thể thơ – Bố cục

Em hãy nêu đặc điểm  thể thơ của bài “Phò giá về kinh”?
Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-


PHIÊN ÂM
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu  mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2- 4.
- Nguyên tác chữ Hán.

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b. Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Thể thơ – Bố cục
*Thể thơ:
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu  mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2- 4.
- Nguyên tác chữ Hán.
Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Bài thơ có những ý cơ bản nào? Căn cứ vào đó hãy phân chia bố cục văn bản?
Chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
DỊCH THƠ
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b. Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Thể thơ – Bố cục
*Thể thơ:
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu  mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2- 4.
- Nguyên tác chữ Hán.
* Bố cục : 2 phần.
+ Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.
+ Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b.Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b.Thể loại - bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.





Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
1. Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc:
1.Hai câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử. Em có nhận xét gì về trật tự của các địa danh? Dụng ý của tác giả ở đây là gì?
2. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ: giọng điệu, tác dụng?
3.Hai câu đầu giúp em hình dung như thế nào về sức mạnh dân tộc?
4.Từ cách biểu ý ở 2 câu đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm gì?
5.Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Trong thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước (tháng 4 do Trần Q Khải chỉ huy). Chương Dương xảy ra sau (tháng 6 do Trần Nhật Duật chỉ huy) nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó. Vả lại chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long -> Câu thơ hàm chứa niềm phấn chấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.
- Giọng điệu khoẻ khoắn, phấn chấn, tự hào
→ Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
- Tự hào, hân hoan, vui mừng của vị tướng đầy mưu lược.
-Động từ gợi tả: "Đoạt, cầm“. Động từ mạnh, ngắn gọn, cô đúc, ý dồn nén -> nhấn mạnh chiến thắng tiêu biểu.
 
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
1. Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Chỉ 2 câu thơ với 10 chữ ngắn gọn, tác giả đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Ở Chương Dương ta "Cướp giáo giặc" thu được rất nhiều vũ khí. Hàm Tử: ta bắt quân thù,  chính ở đây, Toa Đô - một tướng giặc đã bị bắt sống: "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô", lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy. Cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc thể hiện mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đồng thời 2 câu  thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù → Khúc khải hoàn ca.)


I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b.Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b.Thể loại - bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Đảo trật tự thời gian, thứ tự, sử dụng động từ mạnh, giọng điệu khỏe khoắn, phấn chấn, tự hào
=> Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dân tộc.
-> Lòng tự hào, hân hoan của tác giả.
2.Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.






Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
2.Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Cách làm: Hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận câu hỏi với nhau và đưa ra ý kiến thống nhất cho câu trả lời
Thời gian: 1 phút
1. Nhận xét âm điệu hai câu cuối so với hai câu đầu?
2.Nội dung thể hiện trong hai câu cuối khác 2 câu đầu như thế nào?
3. Em cảm nhận được khát vọng lớn lao nào của tác giả?
- Diễn đạt ý tưởng qua cách nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, rất giản dị, trong sáng, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.
- Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
 
 - Khao khát mong ước của tác giả sau khi đã dẹp yên quân giặc, đất nước thái bình.
+ Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống hoà bình.
+ Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh dân tộc, vào thái bình lâu dài của đất nước.

I. Tìm hiểu chung:
Tác giả - Tác phẩm
a.Tác giả: 
b.Tác phẩm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc – hiểu chú thích
b.Thể loại - bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.
2.Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
- Âm điệu sâu lắng, cảm xúc
-> Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình.
- Niềm tin vào nền độc lập bền vững và tương lai tươi sáng của đất nước.
=> Khát vọng thái bình, thịnh trị.







Tiết 17: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
- Trần Quang Khải-
Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ “Phò giá về kinh” và bài " Sông núi nước Nam" có gì giống nhau?
Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ “Phò giá về kinh” và bài " Sông núi nước Nam" có gì giống nhau?

-  Biểu ý: 2 bài thơ đều bày tỏ ý kiến rõ ràng, cô đúc với những thông tin ngắn gọn, cách nói chắc nịch. ý kiến được lập luận chặt chẽ, lô gíc:
+ Bài Sông núi nước Nam, trên cơ sở khẳng định chủ quyền của đất nước mà khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc xâm lăng.
+ Bài Phò giá về kinh, từ hào khí chiến thắng vang dội mà động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với một niềm tin sắt đá.
- Biểu cảm: 2 bài thơ đều bày tỏ cảm xúc theo cách ẩn kín trong ý tưởng, cảm xúc nằm trong ý tưởng, ý tưởng và cảm xúc hòa làm 1 khiến câu thơ âm vang mạnh mẽ, sâu lắng.
 
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? Qua đó làm nổi bật nội dung gì?
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
2. Nội dung – Ý nghĩa
*Ghi nhớ: SGK/ 9
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- Nhịp thơ 2/3.
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
* Nội dung
- Hào khí chhiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.
* Ý nghĩa
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời nhà Trần.
IV. LUYỆN TẬP
H? Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ngoài bài thơ Sông núi nước Nam em còn thấy có bài thơ nào khác được coi là một bản tuyên ngôn độc lập?
 H? Hai bài thơ đều thể hiện một tư tưởng tình cảm của dân tộc. Đó là tư tưởng, tình cảm gì ?
 - Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?
-“Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch đọc vào ngày 02 / 9 / 1945
- Ý thức độc lập, chủ quyền, ý chí hào hùng, bản lĩnh khát vọng xây dựng đất nước
- Ngôn ngữ gần gũi với đại đa số nhân dân Đại Việt bấy giờ, họ đã góp phần quan trọng vào chiến thắng quân Tống, quân Nguyên.
Lời thơ ngắn gọn cô đọng như một lời thề quyết tâm giữ gìn cõi bờ đất nước trước kẻ thù.
Sự giống nhau của hai bài thơ :
+ Giọng thơ khỏe, hùng hồn
+ Lời thơ rõ ràng, mạch lạc
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta và diễn đạt ý tưởng cô đúc, dồn nén bên trong.
Nội dung của văn bản Phò giá về kinh là gì ?
A. Ca ngợi chiến thắng của dân tộc ta.
B. Động viên, nhắc nhở, xây dựng đất
nước khi hòa bình.
C. Say sưa với hai trận thắng Chương
Dương và Hàm Tử.
D. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát
vọng thái bình thịnh trị của đất nước.
D
Văn bản Phò giá về kinh được làm theo thể thơ nào ?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát
C
*Bài vừa học:
- Thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản dịch thơ, phân tích bài thơ, thuộc ghi nhớ.
-  Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản.
*Bài của tiết sau:
Đặc điểm của văn biểu cảm
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
?
?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
nguon VI OLET