Phò giá về kinh
1.Hai câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử. Em có nhận xét gì về trật tự của các địa danh? Dụng ý của tác giả ở đây là gì?
2. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ: giọng điệu, tác dụng?
3.Hai câu đầu giúp em hình dung như thế nào về sức mạnh dân tộc?
4.Từ cách biểu ý ở 2 câu đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm gì?
5.Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?


 



 
- Trong thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước (tháng 4 do Trần Quang Khải chỉ huy). Chương Dương xảy ra sau (tháng 6 do Trần Nhật Duật chỉ huy) nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó. Vả lại chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long -> Câu thơ hàm chứa niềm phấn chấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.
- Giọng điệu khoẻ khoắn, phấn chấn, tự hào
→ Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
- Tự hào, hân hoan, vui mừng của vị tướng đầy mưu lược.
-Động từ gợi tả: "Đoạt, cầm“. Động từ mạnh, ngắn gọn, cô đúc, ý dồn nén -> nhấn mạnh chiến thắng tiêu biểu.
 

 
1. Nhận xét âm điệu hai câu cuối so với hai câu đầu?
2.Nội dung thể hiện trong hai câu cuối khác 2 câu đầu như thế nào?
3. Em cảm nhận được khát vọng lớn lao nào của tác giả?
- Diễn đạt ý tưởng qua cách nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, rất giản dị, trong sáng, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.
- Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
 
 - Khao khát mong ước của tác giả sau khi đã dẹp yên quân giặc, đất nước thái bình.
+ Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống hoà bình.
+ Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh dân tộc, vào thái bình lâu dài của đất nước.
nguon VI OLET