CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
LỚP 12A6

GVGD: Đào Thị Kim Linh
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
Trường THPT số 2 Tư Nghĩa
Anh A (dân tộc Kinh) và chị M (dân tộc Cơ Tu) yêu nhau. Anh chị quyết định đi đến hôn nhân. Nhưng gia đình anh A không tán thành cuộc hôn nhân này. Ngăn cản mãi không được, cuối cùng bố anh A ra điều kiện: Sau khi cưới, chị M phải sử dụng 100% tiếng Kinh và ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày như người Kinh!

Câu hỏi:
Em nhận xét gì về hành vi và điều kiện của bố anh A.
Nếu em là M, em sẽ ứng xử như thế nào.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.
Sinh viên S là người dân tộc H’Mông, đang theo học tại trường ĐHSP HN.
Ngày 23.11.2017, khi đang tham gia giao thông theo đúng quy định pháp luật thì S bị 1 thanh niên người Kinh vượt ẩu, lạng lách va phải. Hậu quả làm S té xuống đường, bong gân, xe đạp của S hư hỏng. Nam thanh niên không những không hối lỗi mà tỏ vẻ khinh thường, hung hăng la lối vì thấy S là người đồng bào.
Thấy vậy, người dân đã báo cơ quan chức năng. Khi CSGT đến đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với nam thanh niên, thu giữ phương tiện gây tai nạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho S.
Câu hỏi:
Em nhận xét gì về hành vi của nam thanh niên và việc làm của CSGT.
Theo đó, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da,…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Dân tộc Dao
Người Nùng
Dân tộc Thái
Người Ê đê
Người Chăm
Người Cor
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về chính trị:
- Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Tham gia vào bộ máy Nhà nước.
Có quyền thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của cả nước.
Có ĐB của mình trong hệ thống cơ quan Nhà nước.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Các dân tộc Việt Nam bình đẳng về kinh tế:
- Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số.
- Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Các dân tộc Việt Nam bình đẳng về văn hóa, GD:
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
- Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.
Củng cố
Vận dụng và mở rộng:
Kể tên những Đại biểu Quốc hội là đồng bào dân tộc thiểu số người Quảng Ngãi mà em biết.

Kể tên những vị Anh hùng dân tộc là nguồi đồng bào dân tộc thiểu số mà em biết.

Em đã và sẽ làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
CẢM ƠN QUÝ THẦY, CÔ
VÀ CÁC EM THEO DÕI!
nguon VI OLET