(NAM QUỐC SƠN HÀ)
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Thơ
trung đại Việt Nam
Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; có nhiều thể thơ: Đường luật, song thất lục bát, lục bát…
I. Đọc hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Chưa rõ tác giả, nhưng có nhiều sách ghi là Lí Thường Kiệt
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Xem SGK / 63, 64).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1, 2, 4).
Tượng Lí Thường Kiệt
Đền thờ Lí Thường Kiệt
tại Thanh Hóa
Sông NHƯ NGUYỆT
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Cách nói chắc nịch, cô đúc, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
2. Nội dung:
- Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc
- Nêu cao chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ thất bại.
Theo em, vì sao “Sông núi nước Nam” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?
=> Vì đây là bài thơ đầu tiên đưa ra lời tuyên bố mang tính chất khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của nước ta một cách dõng dạc, chắc nịch và đầy tự hào nhất.
Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Theo em, cảm xúc chủ đạo trong bài thơ này là gì?
Phương thức biểu đạt: Bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến) song có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) ở trạng thái lộ rõ xen lẫn ẩn kín.

Cảm xúc chủ đạo: Bộc lộ tình cảm yêu nước, tự hào về đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược.
Em còn biết bản Tuyên ngôn độc lập nào khác của dân tộc Việt Nam hay không? Em có cảm nhận gì sau khi đọc văn bản “Sông núi nước Nam”?
- Các bản Tuyên ngôn độc lập khác: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch HCM.
- Cảm nhận: yêu nước, tự hào về cha ông, căm ghét quân xâm lược.
Ghi nhớ
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
nguon VI OLET