Tiết 5 - Bài 5. Sự cân bằng lực. Quán tính
I/ Hai lực cân bằng
1- Hai lực cân bằng là gì?
C1: Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên : Quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là : 3N; 0,5N; 5N, bằng các véc tơ lực.
Nhận xét về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của các cặp lực trong các ví dụ trên ?
+Điểm đặt: cùng đặt lên một vật.
+Cường độ: bằng nhau.
+Phương: cùng trên một đường thẳng (cùng phương).
+Chiều: ngược chiều.
Các cặp lực trên là hai lực cân bằng.
- Vậy thế nào là hai lực cân bằng ?
Kết luận :
- Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng (cùng phương) nhưng ngược chiều nhau.
- Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng thì những vật trên đang đứng yên sẽ như thế nào ?
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
Các cặp lực sau đây có phải là các cặp lực cân bằng không? vì sao?
F1
F1
F1
F2
F2
F2
H.a
O
H.b
O
O
O
H.c
-Vậy khi 1 vật đang chuyển động, chịu các lực cân bằng tác dụng vào thì vật sẽ như thế nào ( Vận tốc của vật có thay đổi không) ?
2- Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
Kết luận: Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính
II- QUÁN TÍNH:
1-Nh�n x�t :
- Ơ tơ, t�u h?a, xe m�y khi b?t d?u chuy?n d?ng khơng d?t ngay v?n t?c l?n m� ph?i tang d?n; khi dang chuy?n d?ng n?u phanh g?p cung khơng d?ng l?i ngay m� cịn tru?t ti?p m?t do?n.
Khi có lực tác dụng, vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Vậy quán tính là tính giữ nguyên vận tốc của vật.
2- Vận dụng:
C6: Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
C6:
- Búp bê ngã về phía sau.
Khi xe chuyển động, chân của búp bê gắn với xe nên chuyển động theo. Thân và đầu búp bê do quán tính chưa kịp chuyển động. Vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7: đẩy cho búp bê và xe cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
C7:
- Búp bê ngã về phía trước.
Khi xe dừng lại, chân của búp bê gắn với xe nên dừng lại theo. Thân và đầu búp bê do quán tính chưa kịp dừng. Vì vậy búp bê ngã về phía trước.
C8: Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái.
a) Khi xe đi thẳng, người và xe chuyển động thẳng. Khi xe rẽ phải, nửa người dưới rẽ phải theo xe, do quán tính nửa người trên vẫn đi thẳng. Vì vậy hành khách (ta) bị nghi�ng sang trái.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
b) Khi chạm đất, chân bị dừng lại. Do quán tính, thân người chưa kịp dừng lại. Vì vậy chân bị gập lại.
c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
c) Cuối quá trình vẩy, bút dừng lại, mực trong bút chưa dừng lại do quán tính. Vì vậy bút có mực ở ngòi, viết tiếp được.
d) Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
d) Khi đuôi búa chạm đất, cán búa dừng lại, do quán tính, búa tiếp tục chuyển động ăn sâu vào cán. Nhờ đó cán búa được tra chắc hơn.
e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.
e) Khi ta giật nhanh tờ giấy thì giấy chuyển động theo tay ta. Do quán tính mà cốc chưa kịp chuyển động. Nên cốc vẫn đứng yên.
Củng cố kiến thức
1. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ?

2. Vật chuyển động như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

3. Quán tính là gì?
Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
D. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
2.Trường hợp nào có thể kết luận là vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
A. Vật chuyển động thẳng.
C. Vật nằm yên.
B. Vật chuyển động không đều.
D. Vật có bất kỳ trạng thái nào nêu ở A, B, C.
Học thuộc lý thuyết
-Trả lời các câu hỏi trong SGK
Làm các BT 5.1 – 5.8 SBT
- Đọc trước bài lực ma sát
nguon VI OLET