Bài 5:
THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH
MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN
VÀ THIÊN TAI
II) Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh:
Em hãy kể tên các loại thiên tai mà em đã biết.
-Bão
-Lũ lụt
-Lũ quét,lũ bùn đá
-Ngập úng
-Hạn hán và sa mạc hóa
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam:
a) Bão:
-Bão là thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam
-Bão vào thường gặp lúc triều cường nước biển dâng cao,kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt.
b) Lũ lụt:
-Lũ các sông Bắc Bộ:
=>Thường xuất hiện sớm so với vùng khác.
-Lũ các sông miền Trung:
=>Lũ lên nhanh, xuống nhanh. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.
-Lũ các sông khu vực Tây Nguyên:
=> Thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.
-Lũ các sông miền Đông Nam Bộ:
=> Lũ không lớn nhưng kéo dài.
-Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long:
=>Thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài suốt thời gian từ 4-5 tháng làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long
Lũ lụt
c) Lũ quét, lũ bùn đá:
-Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn.
-Bất ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt gây những thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Lũ bùn
Lũ quét
Lai Châu
d) Ngập úng:
-Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái .
Ngập úng
Ngập úng
e) Hạn hán và sa mạc hóa:
-Là loại thiên tai đứng thứ 3 về mức độ thiệt hại
-Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hoá
Hạn hán và sa mạc hóa
2. Tác hại của thiên tai:
-Tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội,.
-Gây hậu quả về môi trường.
-Gây ra hậu quả đối với quốc phòng – an ninh.
3. Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
a. Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
b. Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai:
Như chương trình trồng rừng đầu nguồn. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, ch­ương trình hố chứa nước cắt lũ, chống hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải sản, chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều.
3. Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
c. Nghiên cưú và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai :
- Nghiên cứu về sạt lở sông biển, phòng chống lũ lụt hạn hán cho đồng bằng sông Hồng;
- Mô hình nhà an toàn trong thiên tai,
- Các phương pháp đánh giá thiệt hại và cứu trợ thiên tai, phân vùng ngập lụt các tỉnh miền Trung, qui hoạch phòng tránh lũ quét,
- Ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo, cảnh báo và quản lý thiên tai, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
4. Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
d. Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển
e. Công tác cứu hộ cứu nạn
Từng người và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
4. Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
g. Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.
- Cấp cứu người bị nạn.
- Làm vệ sinh môi trường.
- Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.
- Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
h. Công tác tuyên truyên giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi người thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Cũng cố:
1.Em hãy kể tên các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam?
2.Trong các biện pháp phòng tránh thiên tai biện pháp nào em thấy hữu ích cho bản thân? Tại sao?
CHÀO TẠM BiỆT !
nguon VI OLET