Câu 1:
Em hãy nêu tác hại của một số loại bom, đạn?
Tác hại của một số loại bom đạn:
- Huỷ diệt sự sống của ta.
- Gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của.
- Huỷ diệt môi trường sống.
- Để lại di chứng chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.

Bài 2
THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI

TIẾT 6: THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Hiểu được tác hại và biết cách phòng – chống cũng như làm giảm nhẹ thiên tai, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa.
2. Yêu cầu:
Có ý thức tham gia tuyên truyền, thực hiện chính sách phòng chống và giảm nhẹ thiên.
Phần một
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
III. THỜI GIAN
Tổng số: 2 tiết
Lớp 10A7 tiết 2 ngày 29 tháng 9 năm 2017

Phần một
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
IV. ĐỊA ĐIỂM: phòng máy chiếu
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: học theo đơn vị lớp học
2. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề, kích thích sáng tạo của người học.
- Sử dụng phương pháp giảng giải, trình chiếu.
Phần hai
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
MỞ ĐẦU
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của các khối không khí cực đới khô, lạnh từ phía Bắc tràn xuống về mùa đông và khối không khí nóng ẩm từ phía Nam đi lên vào mùa hè. Vì vậy, khí hậu vừa mang tính ôn đới vừa mang tính nhiệt đới với những biến động lớn trong năm và giữa các năm, tạo ra những bất thường về mặt thời tiết, dẫn đến những thiên tai, gây ra những khó khăn nhất định trong đời sống và sản xuất.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung: gồm 3 phần
- Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
- Tác hại của thiên tai
- Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
Phần một
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
2. Trọng tâm:
- Tác hại của thiên tai
- Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
Phần hai
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
NỘI DUNG
II. THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Gồm 3 phần
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
2. Tác hại của thiên tai
3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
Em hãy cho biết một số loại thiên tai ở Việt Nam?
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

a. Bão: là một trong những thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.
Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh.
b. Lũ lụt:
- Bắc Bộ: xuất hiện sớm, trung bình có 3 – 5 trận lũ/năm, kéo dài 8 – 15 ngày.
- Miền Trung: có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh.
- Tây Nguyên: thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.
- Đông Nam Bộ: cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài.
- Đồng bằng sông Cửu Long: diễn biến chậm, kéo dài trong suốt thời gian từ 4 – 5 tháng
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

c. Lũ quét, lũ bùn đá:
- Xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi.
- Lũ quét có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.
Xảy ra bất ngờ trong phạm vị hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
d. Ngập úng:
Do mưa lớn gây ra, ít gây tổn hại về người, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
e. Hạn hán và sa mạc hóa:
Là loại thiên tai thứ 3 sau bão, lũ. Hạn hán dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở 1 số vùng: Nam Trung Bộ, trung du, miền núi.
Ngoài ra còn có: xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất, sống thần, nước biển dâng…
2. Tác hại của thiên tai
Em hãy nêu một số tác hại của thiên tai?
- Cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây hại quả về môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
- Gây hậu quả đối với Quốc phòng – An ninh; phá hủy các công trình, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội
3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
a) Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
b) Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt, bão.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai.
e) Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.
g) Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
h) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.



Củng cố bài
Câu 1:
Tên lửa hành trình của địch chủ yếu đánh những mục tiêu nào?

A. Các mục tiêu có khả năng cơ động lớn của đối phương.


B. Loại mục tiêu thường xuyên xuất hiện của đối phương.


C. Đánh vào mục tiêu cố định, nơi tập trung dân cư.

D. Mục tiêu về kinh tế của đối phương

C. Đánh vào mục tiêu cố định, nơi tập trung dân cư.


Củng cố bài
Câu 2:
Hằng năm, ở Việt Nam thường gặp các loại thiên tai nào?

A. Động đất, lũ lụt, bão xoáy, cháy nổ.


B. Bão, lũ lụt, lũ quét, ngập úng.


C. Giông, tố, lở núi, lũ lụt, bão tuyết.

D. Mưa đá, mưa axit, lốc, tố, lũ lụt, hạn hán.

B. Bão, lũ lụt, lũ quét, ngập úng.


Củng cố bài
Câu 3:
Ở nước ta, nhân dân khu vực nào đã biết cách sống chung với lũ?

A. Đồng bằng Bắc Bộ.


B. Bờ biển có triều cường.


C. Rừng ngập mặn, chua phèn.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
nguon VI OLET