CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN GDCD 9
KIỂM TRA BÀI CŨ
1.Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
2. Em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình ?
TIẾT 5 - BÀI: 5
TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC
DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ( HS tự đọc )

Tính đến tháng 10-2002, Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương với các nước khác.
Tính đến tháng 3 – 2003, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, đã trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới.
( Theo số liệu của Bộ ngoại giao năm 2003 )
Việt Nam
  
Quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
  
Thực thể có quan hệ ngoại giao không chính thức với Việt Nam
  
Quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ năm ( ASEM 5 ) ngày 8 tháng 10 năm 2004 tại hội trường Ba Đình, Hà nội.
( Ảnh: Đức Tâm – Thông tấn xã Việt Nam )
2. Quan sát ảnh.
Các đại biểu tại hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi:
a/ Quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trên, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác?
b/ Nước ta có mối quan hệ thân thiện với những nước nào? Em hiểu thế nào là tình hữu nghị?
Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi:
a./ Quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trên, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác?
1. Thông tin
Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương (2002)
Có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia.
Trao đổi đại diện ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới.
2. Bức tranh
- Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt Nam là dịp để Việt Nam mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội...và cũng là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam.
Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi:
b/ Nước ta có mối quan hệ thân thiện với những nước nào? Em hiểu thế nào là tình hữu nghị?
-  Nước ta có mối quan hệ thân thiện với những nước:
Việt- Lào; Việt- Cu Ba; Việt – Trung; Việt - Campuchia;….
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:


- Tình hữu nghĩ giữa các dân tôc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- VD: Việt Nam – Lào
Việt Nam – Cuba
Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam - Nga
Việt Nam - Hoa Kỳ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật

Tại cuộc hội kiến hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng chuyến thăm lịch sử của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Việt Nam, coi đây là dấu mốc quan trọng, đáng nhớ trong quan hệ hợp tác hữu nghị thân thiết giữa hai nước, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Tổng thống Italy Giorgio Napolitano đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In
Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi:
Quan hệ hữu nghị các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại?
Ý nghĩa: Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Đó là điều mong ước của toàn nhân loại yêu hoà bình trên thế giới.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
2. Ý nghĩa:


Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học- kĩ thuật,…; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng và nhà nước ta: ( HS tự đọc)
TRÁCH NHIỆM CỦA HS
Học sinh chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình đoàn kết hữu nghị  với nhân dân và học sinh các nước khác?
HỌC SINH CHÚNG TA PHẢI:
Hòa đồng với học sinh và nhân dân các nước khác
Tích cực tham gia các hoạt động của nước ta với các nước khác tổ chức
Hỗ trợ các nước kịp thời khi họ gặp khó khăn
Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống...
4. Trách nhiệm của chúng ta:

Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.

1.SGK trang 19: Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày?
Đáp án :
Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày:
- Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, động đất gây nên.
- Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài.
- Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu.
- Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh.

2 SGK trang 19:
Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây ? Vì sao ?
a) Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài.
b) Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
III Bài tập:

Đáp án :
a) Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn:
+ Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.
+ Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.
b) khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:
- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;
- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;
- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...
- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...
Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới.
ngày 24-25/8/2021 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã tiến hành các cuộc họp trực tuyến với các Đại sứ, Đại biện các nước châu Phi.
Câu hỏi :Nêu những việc làm cụ thể của học sinh góp phần phát triển tình hữu nghị ( kể cả việc làm chưa tốt)?
*Việc làm tốt:
- Quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam .
Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo
Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài,
*Việc chưa tốt:
- Thờ ơ với nỗi bất hạnh của người khác.
- Thiếu lịch sự, thô lỗ với người nước ngoài.
- Không tham gia các hoạt động nhân đạo mà trường tổ chức,
-Câu hỏi: Tìm những câu nói của Bác Hồ thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ?
*Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em .
*Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội , mấy đèo cũng qua
Việt – Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long .
*Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Vừa là đồng chí , vừa là anh em .
Hướng dẫn về nhà:
Học nội dung bài học.
Tìm những câu ca dao, tục ngữ và danh ngôn có nội dung nói thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ?
Làm bài tập 3, 4 SGK trang 19
- Soạn: Bài 6:Hợp tác cùng phát triển

CHÀO TẠM BIỆT CÁC EM- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
nguon VI OLET