Trường THPT Lý Chính Thắng
Hương Sơn - Hà Tĩnh

Giỏo viờn: Phan Trung Kiờn
CHúc các em có giờ học hứng thú và bổ ích
Giáo án soạn theo CV 4040






Quan sát hình ảnh dưới và cho biết đây là công trình kiến trúc nào. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về công trình kiến trúc đó
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
TỬ CẤM THÀNH XÂY DỰNG THỜI NHÀ MINH 1406
NỘI DUNG CHÍNH
1. Trung quốc thời Tần, Hán
2. Sự phát triển của chế độ phong
kiến dưới thời Đường
3. Trung Quốc dưới thời Minh,
Thanh
4. Văn hóa Trung Quốc thời
phong kiến
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về sự xác lập chế độ
phong kiến dưới thời Tần – Hán
về chính trị, kinh tế, xã hội.
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập như thế nào?
a. Sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc. Các giai cấp mới được hình thành:
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân: bị phân hoá: bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột; bộ phận có ruộng cày cấy gọi là nông dân tự canh.
+ Số không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - gọi là nông dân lĩnh canh. Họ phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.
=> Đến đây, quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công
230 – 229 TCN
229 – 228 TCN
226 TCN
221 TCN
225 TCN
224 – 223 TCN
NHÀ TẦN
(221-206 TCN)
Tần Thủy Hoàng
Quý tộc
Nông dân
công xã
Nông dân
lĩnh canh
Nông dân tự canh
Nông dân lĩnh canh
Nông dân giàu
Địa chủ
SƠ ĐỒ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT PHONG KIẾN
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán được tổ chức như thế nào?
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán
Thời Tần
+ Hoàng đế, là đấng tối cao có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
- Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ.
- Có lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, xâm lược với bên ngoài.
Tần Thủy Hoàng
- Chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện)
- Tuyển chọn quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử.
Vua Tần
Thừa tướng
Thái uý
Các chức
quan khác
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TẦN
Thái thú
(ở quận)
Thái thú
(ở quận)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Tần Thủy Hoàng
Tu?ng binh m� b?ng d?t s�t
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán
- Thời Hán
+ Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN - 220).
+ Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.
Hán Cao Tổ ( 256 - 195 TCN), húy Lưu Bang là vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi Hoàng đế được 8 năm (từ năm 202 TCN đến 195 TCN), nếu tính cả thời gian đầu (từ năm 206 TCN lúc ông mới xưng Vương) thì thời gian ở ngôi tổng cộng là 12 năm.
Lãnh thổ nhà Tần
Lãnh thổ nhà Hán
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về chính trị, kinh tế,
đối ngoại dưới thời Đường
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
Nêu nôi dung chế độ Quân điền? Ý nghĩa của chính sách đó là gì?
Về kinh tế :
+ Nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu.
+ Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.
Con đường tơ lụa
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại dưới thời Đường.
Đường Cao Tổ
- Chính trị
+ Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, cử người tộc cai quản các địa phương, đặt chức Tiết độ sứ. 
+ Tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
HOÀNG ĐẾ
Trung ương
Địa phương
Quan văn
Thừa tướng
Quan võ
Thái úy
Quận
Thái thú
Biên cương
Tiết độ sứ
Huyện
Huyện lệnh
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
Lược đồ Trung Quốc thời Đường
- Đối ngoại
+ Mở rộng lãnh thổ: Chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên
+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam,ép Tây Tạng phải thuần phục
+ Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
A. Quan hệ vua – tôi được xác lập
B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập
C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập
D. Vua Tần xưng là Hoàng đế
Câu 2. Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì?
A. Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố
C. Đây là chế độ quân chủ chuyên chú trung ương tập quyền
D. Hai triều đại này điều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của tình hình Trung Quốc cuối thời Tần và cuối thời Hán?
A. Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau
B. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nông dân khắp nơi nổi dậy đấu tranh
C. Nạn ngoại xâm
D. Các triều Tần, Hán suy yếu rồi sụp đổ
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 4. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là
A. Chế độ quân điền
B. Chế độ tỉnh điển
C. Chế độ tô, dung, điệu
D. Chế độ lộc điền
Câu 5. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là
A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch
B. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền
C. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu
D. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất
Câu 6. Người nông dân nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ
A. nộp tô cho nhà nước
B. với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu
C. đi lao dịch cho nhà nước
D. nộp thuế cho nhà nước
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 7. Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ
A. Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
B. Cử người thân tín cai quản các địa phương
C. Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương
D. Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại
Câu 8. Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc
B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử
C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?
A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn
B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện
C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài
D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về tình hình chính trị
thời Minh - Thanh
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh
Tình hình chính trị dưới thời Minh.
Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế
a. Nhà Minh (1368-1644): Do Chu Nguyên Chương sáng lập.
+ Bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là Thượng thư phụ trách các bộ.
+ Thành lập 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh
Tình hình chính trị dưới thời Thanh.
Cờ nhà Thanh
b. Nhà Thanh (1644 -1911)
Hoàng đế Khang Hi 1662 - 1722
+ Đối nội: áp bức dân tộc; mua chuộc địa chủ người Hán.
+ Đối ngoại: bế quan tỏa cảng; bành trướng lãnh thổ.
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
THẢO LUẬN
Tìm hiểu về những thành tựu của
văn hóa Trung Quốc thời
phong kiến
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
* Tư tưởng: 
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Kinh phật được dịch ra chữ Hán, xây chùa, tạc tượng …
Khổng Tử
Thích Ca Mâu Ni
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
* Sử học:
- Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.
+ Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.
* Văn học:
- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
- Tiểu thuyết phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
La Quán Trung
Thi Nại An– Thủy Hử
Ngô Thừa Ân- Tây Du Kí
Tượng Tào Tuyết Cần ở Bắc Kinh
Ngoại ô Bắc Kinh, nơi gia đình Tào Tuyết Cần từng sinh sống
Hồng lâu Mộng
BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
* Toán học:
- Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán, Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.
* Thiên văn học:
- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất.
* Y dược:
- Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà (thời Hán), tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
* Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.
* Kiến trúc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Giấy
La bàn
Kỹ thuật in
Thuốc súng
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
Cố Cung (Bắc Kinh), được xây dựng vào năm 1406 hoàn thành 1420, tổng cộng đã có 24 vị Hoàng đế lên ngôi chấp chính ở đây
Tượng Phật bằng gỗ sơn mài mạ vàng - đời Đường -Trung Quốc
Tượng Lạc Sơn đại Phật cao 71m đời Đường- Tứ Xuyên – Trung Quốc
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?
A. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ.
B. Thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Câu 2. Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là
A. Chính sách thống trị ngoại tộc, làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ
B. Chính sách áp bức dân tộc, làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng
C. Chính sách “bế quan tỏa cảng”gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu
D. Làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 3. Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?
Hán       B. Đường
C. Minh       D. Thanh
Câu 4. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Tuân Tử
D. Phái pháp Gia
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?
A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng.
B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 6. Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?
A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông
C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn
D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận
Câu 7. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là
A. Thơ       B. Kinh kịch C. Tiểu thuyết       D. Sử thi
Câu 8. Một loại hình văn học – nghệ thuật rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là
A. Thơ B. Kịch nói C. Kinh kịch D. Tiểu thuyết
Câu 9. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc sung
B. Phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng
D. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng
nguon VI OLET