BÀI 54 :
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.
I. XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH
II. TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
BÀI 54: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
TÌM KIẾM
LỢI NHUẬN,
LÀM GIÀU CHO
BẢN THÂN, GIA
ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI
Mục tiêu của kinh doanh là gì?
=
I. XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH
Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ những lí do nào?
- Muốn làm giàu cho bản thân và xã hội.
- Muốn thử sức trên thương trường.
- Muốn khai thác nguồn lực của gia đình, bạn bè, xã hội.
- Muốn kiếm sống và tự khẳng định mình.
Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay mượn cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi - Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này!”
Từ đó trong anh luôn nung nấu ý tưởng KD. Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà phê của VN không hề được biết đến. Nhận thức như vậy, anh quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh cùng các bạn tranh thủ ngày chủ nhật, lặn lội tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục họ truyền nghề. Cứ vậy, anh tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê. Từ đó, anh đã phát triển thành thương hiệu cà phê nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Sau 5 năm khách sạn đi vào ổn định, Lý Quý Trung muốn đi tìm thử thách mới. Anh cho rằng, trong kinh doanh không có chuyện may mắn thuần túy mà chỉ có cơ hội tốt được khai thác đúng cách, đúng thời điểm.
Năm 2001, anh quyết định ra tự làm chủ. Và tập đoàn Nam An gồm hệ thống nhà hàng cao cấp Maxims, Nam An, An Viên, Thanh Niên, cafe Ibox, kem Ý và Phở 24 đã ra đời trong điều kiện như thế.
Sau khi tốt nghiệp ở Úc  chuyên ngành Quản trị Khách sạn và du lịch, về Việt Nam, Lý Quý Trung trở thành Phó Tổng giám đốc Công ty liên doanh sản xuất thực phẩm Tecaworld. Hơn một năm sau, anh trở thành Tổng giám đốc Khách sạn liên doanh Saigon Star.
II. TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DN.
1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.
Mục đích:
Nội dung thực hiện:
Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng.
- Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
a. Thị trường của doanh nghiệp:
Thị trường của doanh nghiệp gồm những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những khách hàng nào?
Khách hàng hiện tại: thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với DN.
Khách hàng tiềm năng: doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với DN.
KHÁCH HÀNG
 Việc giữ khách hàng và phát triển khách hàng là đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
- Nghiên cứu thị trường = Nghiên cứu nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thực chất là gì?
Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Phụ thuộc 3 yếu tố:
+ Thu nhập bằng tiền của dân cư.
+ Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa.
+ Giá cả hàng hóa trên thị trường.
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Thu nhập bằng tiền của dân cư
Giá cả hàng hoá trên thị trường
Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá
b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
c. Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp:
- Năng lực của doanh nghiệp (vốn, nhân sự, cơ sở vật chất kĩ thuật).
- Lợi thế tự nhiên.
- Khả năng tổ chức quản lý.
Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi những yếu tố nào?
Mặt hàng này bán chạy ở đâu? Vì sao?
d. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho DN:
Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:
- Xác định vì sao nhu cầu chưa được thoả mãn.
- Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn.
- Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó.
Điều gì làm các bạn không thỏa mãn khi làm khách hàng của cửa hàng này?
Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:
- Xác định lĩnh vực kinh doanh.
- Xác định loại hàng hóa, dịch vụ.
- Xác định đối tượng khách hàng.
- Xác định khả năng, nguồn lực của DN.
- Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.
- Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo: sở thích, tài chính, độ rủi ro.
2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.
a. Trình tự đăng ký thành lập DN:
- Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.
- Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định.
b. Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Đơn đăng kí kinh doanh.
- Điều lệ hoạt động doanh nghiệp.
- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.
c. Nội dung đơn đăng ký kinh doanh:
- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.
- Tên doanh nghiệp.
- Vốn của chủ doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp.
- Đơn đăng kí kinh doanh (theo mẫu).
TỔNG KẾT
Thành lập DN
Xác định ý tưởng kinh doanh
Phân tích và xây dựng phương án kinh doanh
Đăng ký kinh doanh
- Nghiên cứu thị trường
Xác định khả năng kinh doanh
- Lựa chọn cơ hội kinh doanh
- Hồ sơ đăng ký
- Nội dung đơn đăng ký
nguon VI OLET