Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
về dự giờ thăm lớp
Trường TH VÕ THỊ SÁU
Lớp 9
Kiểm tra bài cũ:
* CÂU HỎI: Trình bày những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên?

* ĐÁP ÁN:
Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa, sản xuất công nghiệp… gây hậu quả xấu, làm suy thoái môi trường tự nhiên.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét…
Môi trường sống là gì? Có những loại môi trường nào?
Một vấn đề của toàn nhân loại…
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Quan sát các hình ảnh sau và dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, hãy cho biết: Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là gì?
Tiết 57 – Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn.
Các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm?
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn.
Các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Do hoạt động của con người
+ Do hoạt động của tự nhiên
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Tác nhân chủ yếu
gây ô nhiễm
môi trường
B
Chất thải
rắn
Hóa chất
Sinh vật
gây bệnh
Khí thải
Chất phóng
xạ
Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi sau:
Các khí thải độc hại: CO2; NO2; SO2; CO; các khí CFC, khói, bụi…
1. Hãy kể tên các chất khí thải gây độc hại cho cơ thể sinh vật?
2. Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Thảo luận nhóm trong 3 phút
Các khí độc hại: CO, CO2. SO2, NO2... gây ra hiện tượng mưa axit
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại như CO, SO2, CO2, NO2…
- Nguồn gốc: Do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt.
- Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
Ngoài thuốc bảo vệ thực vật, trong chiến tranh chống Mỹ, nhân dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của loại chất độc hóa học nào?
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Nguồn gốc: Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng.
- Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
Chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Nghiên cứu thông tin trong SGK , trả lời các câu hỏi sau:
Chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
Các tia phóng xạ có khả năng xuyên qua tế bào và mô phá vỡ cấu trúc bộ máy di truyền gây đột biến, gây bệnh di truyền, bệnh ung thư
Thảm họa rò rỉ phóng xạ Fukushima
Rau củ biến dạng do nhiễm do nhiễm phóng xạ
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
- Nguồn gốc: Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật. Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Chất thải công nghiệp
Chất thải nông nghiệp
Chất thải xây dựng
Chất thải y tế
Rác thải gia đình
Các chất thải rắn có nguồn gốc từ đâu và nó có tác hại như thế nào
- Nguồn gốc: Từ các chất thải công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, hoạt động y tế, sinh hoạt gia đình…
Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và làm mất mỹ quan.
Làm sinh vật chết...
+ Hằng năm có khoảng 100.000 con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, khoảng 90 con thú ở vườn bách thú Cô-bê (Ấn Độ) chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong hộp nhựa hoặc túi ni lông.
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?

Từ các chất thải phân, rác, nước thải sinh hoạt, rác bệnh viện, xác chết sinh vật… không được thu gom và xử lí đúng cách gây ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán?
* Do ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán ...
2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
* Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng sốt rét: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản, ngủ phải mắc màn ...
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị?
* Do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như trùng kiết lị, vi khuẩn E.coli ...
Phòng tránh các bệnh do sinh vật gây ra như thế nào?
Mỗi người cần phải tích cực chống ô nhiễm môi trường để phòng bệnh.
Tiết 57 – Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh :
Môi trường sống xung quanh em có bị ô nhiễm không? Do những tác nhân nào?
Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường?
Tổng kết
Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc bài cũ.
 Làm hoàn chỉnh các bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 165 SGK.
Chuẩn bị tiết 58 - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (t.t.) phần III – Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ THAM DỰ TIẾT GIẢNG!
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE!
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TẬP TỐT!
nguon VI OLET