TẠO LẬP
DOANH NGHIỆP
Bài 2 :
Mục tiêu bài học :
- Biết được thị trường và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiểu được cách nghiên cứu nhu cầu của thị trường và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Làm được bài tập đơn giản về xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
1.Nghiên cứu thị trường cho việc tạo lập doanh nghiệp :
Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
a. Thị trường của doanh nghiệp :
Thị trường của doanh nghiệp gồm những khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Khách hàng truyền thống ?
Khách hàng tiềm năng ?
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
- Khách hàng truyền thống : những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hóa với doanh nghiệp.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
- Khách hàng tiềm năng : những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp :
- Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là nghiên cứu nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc 3 yếu tố :
+ Thu nhập bằng tiền của dân cư.
+ Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa.
+ Giá cả hàng hóa trên thị trường.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
- Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp (tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp).
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
c. Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp :
Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi 3 yếu tố :
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
- Năng lực của doanh nghiệp (vốn, nhân sự, cơ sở vật chất kĩ thuật).
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
2. Xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp :
a. Khái niệm :
- Cơ hội kinh doanh là thời cơ thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
b. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp :
- Nội dung lựa chọn kinh doanh :
 Tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn.
 Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn.
 Tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó.
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
- Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh :
+ Xác định loại hàng hóa, dịch vụ.
+ Xác định đối tượng khách hàng.
+ Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp (vốn, công nghệ, nhân lực…)
I. NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH.
+ Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.
+ Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo : sở thích, chỉ tiêu tài chính, độ rủi ro.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
Loại hình
kinh doanh
Sản xuất
Thương mại
Dịch vụ
1. Xác định loại hình kinh doanh :
a. Nguyên tắc xác định loại hình kinh doanh :
- Thị trường có nhu cầu.
- Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
- Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội.
- Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
b. Xác định loại hình kinh doanh phù hợp :
Loại hình kinh doanh phù hợp là loại hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với luật pháp và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
Ví dụ :
- Doanh nghiệp ở gần vùng nguyên liệu thì lựa chọn kinh doanh sản xuất các sản phẩm cung ứng cho thị trường.
- Ở các thành phố lớn, khu đô thị thì lựa chọn kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Ở nông thôn thì chọn kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi,… hay dịch vụ sửa chữa, may mặc,…
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
Kinh doanh báo
Kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh rau, củ, quả
Kinh doanh nhà đất
2. Quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh :
a. Căn cứ lựa chọn loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp :
- Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản khi xác định loại hình kinh doanh.
- Căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, gia đình.
- Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế của địa phương.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
b. Các bước tiến hành lựa chọn loại hình kinh doanh :
Bước 1 : Phân tích
- Phân tích, đánh giá năng lực lao động của doanh nghiệp.
+ Trình độ chuyên môn.
+ Năng lực quản lý kinh doanh.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
- Phân tích môi trường kinh doanh.
+ Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu trên thị trường.
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
+ Các chính sách và luật pháp hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
- Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ.
- Phân tích tài chính.
+ Vốn đầu tư kinh doanh, khả năng huy động vốn.
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư.
+ Lợi nhuận.
+ Các rủi ro.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
Bước 2 : Quyết định lựa chọn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
II. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH KINH DOANH.
TỔNG KẾT
Tạo lập DN
Nghiên cứu thị trường
Xác định cơ hội KD
Xác định, lựa chọn loại hình KD
- Nghiên cứu thị trường
- Xác định khả năng KD
- Xác định loại hàng
- Xác định khách hàng
- Loại hình KD
- Phân tích, quyết định lựa chọn
CÂU HỎI
Thị trường và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp là gì ?
Cách xác định cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ?
Các căn cứ lựa chọn loại hình kinh doanh ?
Các bước tiến hành lựa chọn loại hình kinh doanh ?
nguon VI OLET